Page 101 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 101

Khi đến lượt anh vào cõi phúc

                                             Em đứng chờ, ôm gục vai anh
                                             Hợp nhau trong cõi trường sinh,

                                              Cùng nhau vui hưởng an bình thiên thu



                                         Trong cuộc sống, tôi đã trải qua khá nhiều nghề
                                     để mưu sinh nhưng âm nhạc dân tộc truyền thống

                                     chính là con đường tôi đã đi theo, say mê, miệt mài
                                     gắn bó suốt cả cuộc đời.
                                         Tôi  đã làm  được  điều gì cho  âm nhạc dân tộc

                                     của mình? Bao lần tôi băn khoăn tự hỏi; rồi nhìn lại,
                                     tôi nghĩ, thực ra mình cũng đã có đóng góp nho nhỏ
                                     vào sự nghiệp bảo tồn, gìn giữ, phát huy, truyền bá
                                     âm  nhạc truyền thống Việt Nam đến nhiều người
                                     trong nước và nước ngoài.

                                         Tôi  nhó’  những chuyến  đi  mà báo  giới  đã  gọi
                                    là  “Vĩnh Bảo mang chuông đi đánh xứ người”, với
                                    lòng tự hào dân tộc: đem âm nhạc dân tộc Việt Nam

                                    giới thiệu, quảng bá cho thế giới biết.
                                        Tháng 8 năm 1963, đoàn nghệ sĩ Sài Gòn được
                                    mời tham dự Hội nghị về âm nhạc cổ truyền với 11

                                    nước  Đông Nam Á  tại  Tân-gia-ba,  tức  Singapore
                                    ngày nay.  Tôi nhớ trong  đoàn  được  cử  đi lúc  bấy
                                    giờ  gồm  có:  nghệ  sĩ  Năm  Châu,  Phùng  Há,  Bích
                                    Sơn, Thẩm Thúy Hằng, Thành Được, Hùng Cường,


                                    100  I  KIMỬNG
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106