Page 13 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 13
đón ông. Chừng ẩy chúng tôi mới ngộ ra rằng
“âm nhạc, đổng thời phải có sự vô tư, mới là quan
trọng”. Những khi công ăn việc làm lên bổng xuồng
trầm, lúc nghèo, lúc sang, đi xe hơi dạy nhạc dân
tộc mà không có bất cứ một thầy cô cùng khoa nào
ở trường nhạc có khả năng kinh tế như thế, ông
khẳng khái, được thì dạy, bất công thì thôi, không
vì chén cơm manh áo. Nhưng ngược lại, ông cũng
có cái “mềm” của một nhà thơ, viết bằng tiếng Việt
lẫn tiếng Pháp mà người Pháp phải nể phục. Hẳn
nhiên, ông không khỏi trải qua những thất bại, bị
chèn ép, bị kiện tụng, cho đến lúc vinh quang nhận
những giải thưởng sáng giá, cao quý nhất ở cấp
quốc gia mà ít ai có được. Tiếng đàn của ông, như
trong tường thuật, có người gọi là “tinh tế’, “điêu
luyện”, “xuất thần”, “gân guốc”, thậm chí “ma mị” và
đã vang xa ra thế giới hoặc có sức lôi cuốn nhiều
người ngoại quốc đến căn gác nhỏ của ông để học
hỏi một cách trân trọng. Đấy là một hiện tượng có
một không hai.
Có điều lạ nhất vẫn là tính vị tha, hoan hỉ, hòa
đổng của ông với mọi người. Ông không xem học
trò của mình là cấp dưới, mà xem họ là bạn. Ông
không nhận họ như một niềm hãnh diện của riêng
ông, mà để cho thức giả phán xét. Trong những lúc
tiếp xúc với ông, ông thường nói “bỏ qua chuyện
LỜI MỞ I 11