Page 76 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 76
dân tộc trong bể dày và tiến trình chiểu dài lịch sử
dân tộc? Lẽ nào, người Việt Nam không “nặn” ra
tên gọi cho những nốt dờn, chữ dờn Việt Nam, để
phải vay mượn ký âm phương Tây? Theo tôi, xướng
âm nốt dờn theo hò xự xang xê cống, nghe thấm
thìa hơn do ré fa sol la... Tôi đã bao lần lên tiếng bảo
vệ âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam trong
nhà trường, trên báo chí hay diễn thuyết ở trung
tâm văn hóa của Đức, Pháp, Hội Việt Mỹ tại Sài
Gòn. Đôi khi, tôi đặt câu hỏi: Vì sao nhà trường có
tên là trường Quốc gia Âm nhạc nhưng nhạc dân
tộc lại bị xếp ở hàng thứ cấp? Nghĩ rồi lại buồn, rồi
tôi lại tự an ủi chính mình qua mấy cung dờn!
Suốt quãng thời gian dài, từ năm 1956, chính
thức bước sang lĩnh vực dạy nhạc ở nhà trường
cho đến lúc sau này rời khỏi trường Quốc gia Âm
nhạc, khoảng năm 1964, tôi vẫn tâm huyết với âm
nhạc dân tộc cổ truyền. Năm 1960, tôi sáng lập và
là trưởng ban ban nhạc Tinh Hoa, chuyên trình
diễn nhạc tài tử miền Nam trên Đài phát thanh Sài
Gòn. Mấy kỳ biểu diễn âm nhạc của nhóm được
hoan nghênh vì đã đáp ứng được tấm lòng mộ điệu
của thính giả bổn phương. Nhưng chẳng bao lâu,
chúng tôi tự giải thể vì lý do không muốn soạn lời
ca suy tôn Ngô Tổng thống, theo yêu cầu của Đài
phát thanh Sài Gòn!
NHỮNG GIAI ĐIỆU CUỘC ĐỜI I 75