Page 46 - TỔ QUỐC GỌI
P. 46
mọi cách làm cho người dân Việt Nam dần quên đi cội nguồn
dân tộc. Họ đã khiến cho mọi người, ngoại trừ những người
cộng sản, đều cảm thấy vinh dự khi được đứng dưới lá cờ tam
sắc của nước Pháp mà tung hô: “Nước Pháp muôn năm, thống
chế Pétain muôn năm!”; cũng được mọi người xem như là một
nét văn minh tối thiểu khi học thuộc lòng câu: “Tổ tiên chúng ta
là người Gô loa”, mà người Gô loa lại là tổ tiên của người Pháp;
và việc “vô dân Tây”, từ bỏ gốc gác dân tộc Việt Nam để được
làm công dân của mẫu quốc Pháp cũng đã trở thành một danh
giá thời thượng.
Được biết ngay khi mới bắt đầu xâm chiếm Việt Nam,
“Ngài” thực dân cáo già Cao ủy Pháp Harmand, người đã đứng
ra ký Hiệp ước Harmand chấp nhận lời “nghị hòa” của Triều
đình Huế với điều khoản đầu tiên quy định quyền bảo hộ của
người Pháp: “Từ nay, Việt Nam không còn là nước độc lập tự
chủ nữa. Từ nay, tất cả các quyền nội trị, ngoại giao đều về tay
Pháp...”, cũng là người từng có cái nhìn rất nhạy bén về ý thức
dân tộc của nhân dân Việt Nam, nên đã có lời chỉ dạy đối với
các chính khách Paris thời bấy giờ:
Người Pháp không bao giờ nên quên rằng dân tộc An Nam
mang một tính chất, trong toàn châu Âu không nơi nào
bằng. Nó cấu thành một đơn vị đáng sợ cho một kẻ chinh
phục ở rất xa nơi căn cứ hoạt động của mình, một dân tộc
mà ngàn năm xa xưa cho đến hôm nay, lịch sử của nó làm
nổi bật lên trước mắt các nhà quan sát như một dân tộc có
tinh thần yêu nước ở mức cao nhất, hay nói cho đúng hơn,
có ý thức về nòi giống và, đối với chúng ta, sẽ là một điều
cực kỳ nguy hiểm nếu họ đoàn kết lại, tất cả một lòng, trong
mối thù chung mà chúng ta là đối tượng. (1)
1 Trần Văn Giàu, Luận về những nguyên nhân Việt Nam mất nước về tay Pháp.
66 Nguyễn Long trảo