Page 44 - TỔ QUỐC GỌI
P. 44
trong lớp nhưng lần này thì tôi lại thi rớt, không thể lên học bậc
Trung học vì số được tuyển chọn là rất hạn chế.
Kể lại câu chuyện trên đây là để có sự so sánh, vì ngày nay
với chính sách phổ cập giáo dục của nước ta thì trường cấp
Hai cấp Ba nhan nhản, huyện nào cũng có, học cũng học tại
chỗ mà thi cũng thi tại chỗ, cho nên ít ai ngờ rằng đã từng có
cách tổ chức trường lớp, thi cử như vậy trên đất nước ta dưới
thời thuộc Pháp. Mà đâu chỉ thời kỳ thuộc Pháp mới thế, bởi
cho đến năm 1950, trước khi tôi vào Chiến khu tham gia kháng
chiến, nghĩa là sau khi quân Pháp trở lại chiếm đóng năm năm,
dưới thời Chính phủ bù nhìn Trần Văn Hữu thì các tỉnh miền
Tây cũng chỉ Cần Thơ và Mỹ Tho là có trường cấp Hai như
trước kia. Cũng trong thời gian học lớp Nhất, có một chuyện
mà tôi không bao giờ quên. Số là một hôm vào đầu năm 1944,
viên Tỉnh trưởng người Pháp của tỉnh Sa Đéc tên là Lanstronc
đến thanh sát Nhà trường, và khi đến lớp Nhất của chúng tôi
là lớp cao nhất của Trường lúc bấy giờ ông ta có hỏi học sinh
Đào Công Tăng một câu: “Que feras tu demain quand tu seras
grand?”có nghĩa là “Sau này khi lớn lên trò sẽ làm gì?”, và Đào
Công Tăng đã trả lời lại ngay một câu hết sức tâm huyết cũng
bằng tiếng Pháp rất chuẩn:“Demain je voudrais consacrer toute
ma vie pour la France”, có nghĩa là:“Sau này tôi muốn dâng hiến
cả cuộc đời tôi cho nước Pháp”. Câu trả lời này đã làm cho viên
Tỉnh trưởng cũng như các vị trong Nhà trường có mặt hôm
đó hết sức hài lòng và có lời khen ngợi đặc biệt, sau đó cả lớp
đều được yêu cầu phải học tập câu nói xuất sắc này của trò
Tăng. Dịp đó các thầy cô ở Trường còn sáng tác thêm một bài
hát nhằm ca ngợi nước Pháp, ca ngợi Thống chế Pétain và viên
Tỉnh trưởng Lanstronc mà mãi cho đến nay tôi còn nhớ rất rõ
cả nhạc lẫn lời:
64 Nguyễn Long trảo