Page 42 - TỔ QUỐC GỌI
P. 42
chất và đạo đức tốt đẹp bằng những bài học, những câu chuyện
ngắn gọn nhưng rất phù hợp với quá trình phát triển tâm sinh
lý trẻ thơ ở những năm đầu cắp sách đến trường. Tất cả đều
được rút ra từ quyển Quốc văn Giáo khoa thư bắt đầu từ lớp
“Đồng ấu” (lớp Một), đến lớp “Dự bị” (lớp Hai) và cuối cùng là
lớp “Sơ đẳng” (lớp Ba), phù hợp với từng lứa tuổi.
Xin kể ra một số bài được dạy ở từng lớp mà tôi còn nhớ để
giới thiệu với mọi người khi cần dạy dỗ con cháu:
1. Lớp Đồng ấu: Tôi đi học; Tập đọc; Tập viết; Yêu mến cha
mẹ; Giúp đỡ cha mẹ; Khuyên học; Ăn uống có lễ phép; Đứa trẻ
có lễ phép; Gọi dạ bảo vâng; Đi phải thưa về phải trình; Thờ
cúng tổ tiên; Học trò đối với thầy; Sớm tối chăm nom cha mẹ;
Anh em như thể chân tay; Phải sạch sẽ; Học hành phải siêng
năng; Cháu phải biết kính mến ông bà; Thờ mẹ kính cha; Đừng
để móng tay; Chớ nên nhổ bậy; Đói cho sạch rách cho thơm;
Tham thực cực thân...
2. Lớp Dự bị: Đi học để làm gì; Lịch sử nước ta; Khuyên
hiếu đễ; Chọn bạn mà chơi; Bệnh ghẻ; Học trò chăm học; Học
trò lười biếng; Chăn trâu; Ông Lê Lai liều mình cứu Chúa; Con
cò mà đi ăn đêm; Ta không nên ngã lòng; Kính trọng người già
cả; Lòng thương kẻ tôi tớ; Học trò biết ơn thầy; Làm người phải
học; Ăn mặc phải giữ gìn; Chuyện ông Tử Lộ; Anh em phải
hòa thuận; Không đánh đáo; Phải tuân theo pháp luật; Người đi
buôn thật thà; Nhà ở phải sạch sẽ và có ngăn nắp; Ông già với
bốn người con; Người khôn hơn loài vật...
3. Lớp Sơ đẳng: Đi học phải đúng giờ; Ai ơi, chớ vội khoe
mình; Anh nói khoác; Cái lưỡi; Thương người như thể thương
thân; Chớ nên ham mê cờ bạc; Không nên hành hạ loài vật;
Không nên phá tổ chim; Làm con phải cho dễ dạy; Không nên
62 Nguyễn Long trảo