Page 41 - TỔ QUỐC GỌI
P. 41

Miên và nhiều người bị bắt trói. Bọn lính vừa đánh trống vừa
            reo hò inh ỏi, và nghe đâu đó là số lính mà người Pháp sử dụng
            đi dẹp cộng sản ở Mỹ Tho trở về. Sau này lớn lên, qua học lịch
            sử mới được biết đó là những ngày đẫm máu của cuộc “Khởi

            nghĩa Nam kỳ” năm 1940 mà bọn Pháp đã dùng một sắc lính
            ngoại tộc để có thể thẳng tay đàn áp cuộc Cách mạng của nhân
            dân Việt Nam, thực hiện một cuộc tàn sát không thương tiếc
            nhằm triệt hạ cho bằng hết các cơ sở Cách mạng và những gia
            đình có người thân yêu nước. Đối với tôi thì lúc đó còn quá nhỏ
            để có thể hiểu biết một cách đầy đủ nên coi những việc đó như

            vô can, nhưng khi đã lớn lên, tham gia Cách mạng rồi vào Đảng
            thì nhận thức được đó là một gia đoạn đau thương của những
            người Cộng sản, những bậc tiền bối mà hoạt động của họ gắn
            bó hữu cơ với cuộc đời làm cách mạng của mình trên cả hai mặt

            lý trí và tình cảm.
                Lên lớp Nhì “một năm”, tôi học với thầy giáo Ưởng nổi tiếng

            là khó. Thầy rất nghiêm, có sắm một cái búa nhỏ bằng gỗ nhẹ,
            đứa nào lôi thôi thì thầy gõ búa vào bả vai nên đứa nào cũng
            ngán. Tuy nhiên thầy dạy rất nghiêm túc nhất là luyện viết chữ,
            cho nên tất cả các học trò qua lớp Nhì của thầy đều viết chữ đẹp

            và giữ vở rất sạch, cũng vì thế mà cho mãi đến ngày hôm nay
            tuổi đã ngoài tám mươi ai xem nét chữ của tôi cũng khen là đẹp.

                Lớp Nhất tôi được học với thầy Tám Cuôi, người thầy giáo
            rất tận tụy luôn có ước muốn các học trò của mình đều học giỏi,
            giảng bài kỹ lưỡng và luôn động viên học trò cố gắng học. Trong
            suốt sáu năm ở bậc Tiểu học tôi thấy thầy là một trong những

            người tâm huyết nhất với học trò.
                Ở cấp Tiểu học, bên cạnh việc học chữ nghĩa, tôi còn được

            giáo dục rất kỹ về luân lý, dạy phép làm một con người có phẩm



                                                                            61
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46