Page 10 - phan 2
P. 10

phong hóa nhân sinh vốn mộc mạc, thuần phác ở vùng châu
                thổ sông Cửu Long, Phật giáo Hòa Hảo đã nhanh chóng trở
                thành một trong bốn tôn giáo lớn tại Việt Nam thời bấy giờ.
                Nhận thấy tính chất bình dân và đạo pháp của Phật giáo
                Hòa Hảo là rất gần với bản chất yêu nước, thương người
                nghèo khó của người nông dân Việt Nam, rất có nguy cơ đạo
                này sẽ trở thành lực lượng chính trị quần chúng ngã về phe
                kháng chiến của Ông Hồ Chí Minh, cho nên với bề dày kinh

                nghiệm thực dân, Cơ quan Mật thám Pháp đã đi trước một
                bước thâm độc, lôi kéo một nhóm phần tử thân Pháp trong
                xứ đạo, gây mâu thuẫn, hoài nghi để chia rẽ đi đến xung đột
                giữa Hòa Hảo và Kháng chiến.

                Từ đầu năm 1946, tại vùng Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc,
                bộ đội Việt Minh một mặt phải chiến đấu chống quân đội
                Pháp vừa trở lại tái chiếm, một mặt phải đối phó với các đơn
                vị vũ trang của những phần tử quá khích trong Phật giáo
                Hòa Hảo bị giặc Pháp lôi kéo, trong đó có cả những đơn vị
                được trang bị bằng đao, kiếm do các “nữ tướng” như trong
                truyện Tàu là Phàn Lê Huê, Lưu Kim Đính... chỉ huy. Cũng
                nghe nói rằng vì có lòng tin tuyệt đối nên họ đã quyết tử vì

                đạo và chiến đấu gan lì, trong miệng mỗi người đều có một
                lá bùa “cải tử huờn sinh”, tin rằng chết ba ngày sẽ sống lại.
                Còn phía bộ đội Việt Minh thì cũng vì sự chống đối đó mà
                nhiều lúc đã không tỉnh táo phân biệt giữa người dân theo
                đạo và những đơn vị vũ trang theo Pháp, nên cũng từng có
                các cuộc “tảo thanh” vào vùng dân cư theo đạo gây ra nhiều
                tổn thất nặng nề. Cũng theo lời kể của các đồng chí cách
                mạng lão thành ở Cao Lãnh thì khoảng đầu tháng 4 năm
                1947, khi đang có các cuộc giao tranh ác liệt giữa hai lực
                lượng Hòa Hảo và Việt Minh, và tình hình đang diễn biến

                hết sức phức tạp thì ông Huỳnh Phú Sổ đã bị nhóm người



            78   Nguyễn Long trảo
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15