Page 14 - phan 2
P. 14
lập được các đơn vị vũ trang là bộ đội ông Dương Hồng Tăng,
bộ đội ông Nguyễn Hữu Xuyến, bộ đội ông Hưng...
Tôi còn nhớ hai sự việc khi sư đoàn này về đóng ở đây: một
là việc họ đưa một người mà họ kết tội là Việt gian tên là Cò
Thể ra xử tử tại sân vận động Cao Lãnh bằng cách trói ké hai
tay rồi chặt đầu thị uy trước mắt quần chúng; hai là việc họ bắt
dân chúng phải xài giấy bạc có mệnh giá 500 đồng mà không
biết họ lấy từ đâu ra, báo hại nhiều người tán gia bại sản vì loại
giấy bạc đó khi họ rút đi. Nhớ rằng lúc đó còn lưu hành loại
giấy bạc 1 đồng thì giá trị của tờ 500 đồng là rất lớn. Sau này
nghe anh Bảy Noãn kể lại thì Má tôi vốn là người buôn bán nhỏ
ở chợ cũng bị vướng vào loại tiền “âm phủ” đó nên nợ nần càng
thêm chồng chất!
Kế đến ngày mồng bốn Tết năm 1946, khoảng tám giờ sáng
bỗng nghe nhiều tiếng đại bác nổ dọc theo đường lộ, một trái
nổ tan đám trúc nhà bác Bảy Vị cách nhà tôi chưa đầy hai trăm
thước, mọi người đều hốt hoảng tìm chỗ trốn trong ngơ ngác,
chưa biết việc gì đang xảy ra. Bởi thuở đó đâu có ai, kể cả những
đơn vị vũ trang mới được thành lập, có thể nhận biết đây là
kiểu đánh chánh quy của quân đội Pháp: pháo binh bắn trước
dọn đường rồi bộ binh tiến quân theo sau. Đến chiều thì nghe
tin Pháp đã chiếm chợ Cao Lãnh mà không hề có một tiếng
súng kháng cự, kể cả của lực lượng Đệ tam Sư đoàn là đơn vị có
nhiều súng ống nhất mà trước đây nhiều người cho rằng họ sẽ
đánh lại Tây như họ đã từng huênh hoang tuyên bố.
Lực lượng chiếm đóng của Pháp lúc bấy giờ đa phần là
lính lê dương, có nhiều lính Tây trắng lẫn lính châu Phi như
Maroc hoặc Senegal rạch mặt và tóc xoăn, ước tính quân số
cũng chừng một đại đội do một quan ba Pháp chỉ huy, đóng
82 Nguyễn Long trảo