Page 13 - phan 2
P. 13
Sau đó hơn một tuần tôi được cấp cho một quả lựu đạn
giống như trái mãng cầu, trên đầu có một đồng xu gắn liền
với cây “kim hỏa” để khi chạm đất nó chọc vào khối thuốc
bên trong làm cho lựu đạn nổ; ở đuôi có một chùm dây
chuối khô xé nhỏ để định hướng. Tôi cũng tìm xin được một
cái nhíp xe hơi, đến nhà ông thợ rèn gần miếu Ông Chủ Chợ
nhờ rèn cho cái dao găm. Ông sẵn sàng làm giúp không lấy
tiền. Tôi rất hứng khởi khi được mang trái lựu đạn và cái
dao găm này. Nhưng khi đi ngang qua các tiệm buôn, thấy
có người trề môi lắc đầu, có người nói:“Thôi đi mấy ông ơi,
Tây nó có máy bay, tàu chiến, đại bác, mấy ông có cỡ đó làm
sao đánh lại nó. Mấy ông chọc nó báo hại nó bỏ bom chết
dân mình hết!
Nhưng với những thanh niên yêu nước thì:
Thuốc súng kém, chân đi không
mà đoàn người giàu lòng vì nước
Nóp với giáo mang ngang vai,
nhưng thân trai nào kém oai hùng. (1)
Sau khi quân Pháp trở lại chiếm Sài Gòn được ít lâu thì lực
lượng Đệ tam Sư đoàn kéo về đóng quân tại Cao Lãnh và tìm
(2)
cách tước số vũ khí ít ỏi của các lực lượng vũ trang địa phương
như chúng từng làm ở các nơi khác, nhưng không thực hiện
được. Sở dĩ tôi biết là không làm được vì khi quân Pháp trở lại
chiếm đóng không lâu thì bên kháng chiến đã quy tụ và thành
1 Bài hát Nam bộ kháng chiến của nhạc sỹ Tạ Thanh Sơn.
2 Đệ tam Sư đoàn là một trong bốn sư đoàn “tự lập” được gọi là Dân quân Cách mạng
bao gồm lính phòng vệ đoàn của Nhật và số lính Pháp rã ngũ, có bổ sung thêm một
số thanh niên địa phương, không có một nhà cách mạng, một đảng viên cộng sản
nào, tất cả đều do mật thám Nhật - Pháp chỉ huy, khi giặc đến họ không hề chiến đấu
chống trả mà chạy ra ngoại thành, tước vũ khí của dân quân và cướp bóc nhân dân.
(Trần Văn Trà, Hồi ký Gởi người đang sống).
81