Page 34 - phan 2
P. 34
Ghe đi hết một đêm là đến nhà chú Ba Sảo. Cả nhà chú
Ba có phần bất ngờ vì không được báo trước, nhưng cũng hết
sức mừng rỡ xúm nhau giúp mang vác đồ đạc lên nhà, sắp
xếp chỗ ăn chỗ ngủ. Mà có rắc rối gì đâu, bởi chỉ cần một bộ
giường riêng cho Ông Bà già và hai đứa nhỏ, còn lại mấy anh
em trai chúng tôi thì ngủ chung với mấy đứa con trai của chú
trên mấy bộ ván giữa nhà. Còn cơm nước thì chú thím Ba nói
rằng muốn ăn riêng cũng được, mà ăn chung cũng được, bởi
gạo thì đã sẵn lúa trong bồ cứ xúc ra mà xay, còn thức ăn cũng
đâu cần phải lo, cá dưới sông và trong rọ thì đâu có lúc nào
thiếu, chỉ cần mang chài đi chài hoặc lặn xuống rọ xúc lên vài
rổ là ăn không hết. Còn lúc nào kẹt lắm thì cũng còn mấy lu
mắm trong nhà. Bây giờ nhớ lại thấy sao cuộc sống lúc đó nó
dễ dàng đến thế, bởi hai gia đình gộp lại cũng gần hai chục
miệng ăn chớ đâu có ít! Chú thím Ba Sảo không chỉ tốt với
gia đình chúng tôi mà cũng rất rộng rãi đối với những người
kháng chiến vãng lai. Tôi còn nhớ nhiều lúc các cán bộ và
chiến sĩ công an của ông Mai Chí Thọ về ngang ghé qua đây,
có khi đến vài chục người, thì sẵn gạo trong lu, cá trong rọ, gà
vịt, bồ câu nuôi trong nhà, chú thím thường cơm nước rất chu
đáo, và đâu phải họ chỉ đến có một lần... Nhớ có lần tiểu đội
công an xung phong của anh Nguyễn Vạn Thọ ghé nhà, chú Ba
hỏi thím: “Nhà còn gì ăn không Bà?”. Thím Ba trả lời: “Chỉ còn
một con vịt xiêm.” Chú bảo: “Còn một con thì làm một con.”
Thím nói: “Nhưng mà nó đang ấp.” Chú bảo: “Thì cứ đem hết
mấy cái trứng luộc luôn cho anh em ăn, dễ ợt!”. Quả là một gia
đình hết sức tận tình với kháng chiến.
Về sống chung với gia đình chú thím Ba là chúng tôi khởi
đầu cho một cuộc sống mới. Tôi và anh Bảy Noãn cũng từng
102 Nguyễn Long trảo