Page 38 - phan 2
P. 38
tum ấy. Một đứa khác bắt đầu đi từ cuối hàng cây, đi thật chậm,
vừa đi vừa cầm cây gõ nhẹ vào các gốc trâm bầu, cò nghe tiếng
động sẽ cất cánh bay đi chỗ khác và tìm đậu vào những cây cao
nhất, mà đó cũng chính là những nơi chúng tôi đã phục sẵn, khi
chúng còn đang chấp chới, chúng tôi chỉ cần với tay chụp rồi bẻ
cổ liền, không để nó kịp kêu, làm động cả đàn. Chỉ với cách đó
mà có đêm chúng tôi đã vặn cổ được năm bảy con, hôm sau xào
bầu ăn ngọt xớt.
Mùa nước ngập năm đó tôi mới thấy hết hồn về lượng tôm
cá của Đồng Tháp Mười. Hôm đó thằng Tư Lộc, con của chú
Ba, chở tôi qua rọ cá bên cống Sình Bị đối diện nhà chú Ba để
xúc cá. Nó lặn xuống một hơi thì xúc lên gần nửa rổ cá các loại:
cá chày, cá ngựa, cá he, cá mè dinh... Và nó chỉ lặn chưa đến một
chục lần thì đã đổ gần đầy xuồng. Đó cũng chỉ mới là cá chạy
rọ trong những ngày đầu khi gió bấc mới thổi về lành lạnh và
nước mới bắt đầu rút, còn về sau thì ngày càng nhiều, phải phơi
khô và làm mắm mới hết. Còn nhớ cái cách ăn cá của chú Ba
Sảo, một con cá mè dinh to bằng bàn tay xòe, chú chỉ cần cầm
nghiêng đôi đũa, gắp bên này một cái, rồi lật qua bên kia gắp
một cái nữa, thế là hết con cá. Nhìn thấy chú ăn như vậy, thằng
Chín Giáp phát biểu một câu: “Chú Ba ham ăn quá trời!”, bởi có
bao giờ nhà chúng tôi có được nhiều cá như thế để mà ăn.
Đến mùa chắt cống và tát đìa năm ấy thì càng thấy cá nhiều
vô kể. Cũng giống như các điền chủ khác trong vùng, bác Ba
Vẹn cũng có một miệng cống dài hơn một ngàn mét đào trên
ruộng nhà. Vì quen gọi là cống chớ thật ra đó là một kinh đào
nhỏ, sâu hơn một mét, rộng cỡ bốn năm mét, ăn thông ra kênh
lớn là kênh Nguyễn Văn Tiếp. Mùa nước nổi cá sinh sôi nảy nở
106 Nguyễn Long trảo