Page 39 - phan 2
P. 39
trên ruộng lúa, đến mùa nước xuống, ruộng bắt đầu khô dần là
bao nhiêu cá trên đồng đều gom xuống cống mà sống, bởi nếu
cứ ở trên đồng thì có mà chết khô tất cả. Đến gần giáp Tết là thời
kỳ chắt cống bắt cá. Khi phần lớn nước trong cống đã được xả
bộng đổ hết ra kênh thì người ta tiếp tục chắt thật cạn số nước
còn lại cho đến khi lộ hẳn lớp bùn dưới đáy. Lúc này thì người
của phía chủ nhà ngồi xếp hàng ngang, người này chạm vai
người kia và bắt đầu đẩy con cúi rơm cho cá dồn về phía trước,
có bao nhiêu cá rô, cá thác lác, cá sặc rằn đều gom lại một chỗ,
đặc đầu như cá rộng trong lu, rồi cứ ngồi một chỗ mà từng con
từng con bắt bỏ vào thùng. Cũng trong lúc đó thì hàng người lại
thọc tay xuống tìm bắt thứ cá trê, cá lóc chuyên chúi sâu dưới
đáy bùn, lại từng con từng con bị chộp đầu bỏ vào giỏ, xong
chất lên xe trâu chở về nhà đổ xuống các hầm có sẵn chờ ngày
đem bán. Năm nào bác Ba cũng thu được trên trăm giạ cá, ước
tính cũng trên dưới chục tấn, mà không hề mất một ký thức ăn
chăn nuôi, sướng thật! Có một quy ước rất hay là mỗi khi con cá
vọt ra phía sau là đã thuộc về quyền sở hữu của những “con hôi”
lúc nhúc bám sát theo sau, chủ nhà không được vì tiếc của mà
quay lại bắt. Vì dưới cống toàn là sình lầy, nên cá thoát ra phía
sau là chuyện bình thường, nên chủ nhà bắt được mười thì “con
hôi” cũng được hai ba, có thể mang về làm mắm chớ ăn không
bao giờ hết. Chưa kể đến chuyện “ăn gian” khi người được thuê
bắt cá lại có vợ con theo sau bắt hôi, bởi trong trường hợp đó thì
việc “sơ suất” để cá vọt ngược ra phía sau lại xảy ra nhiều hơn.
Năm đó trúng mùa nên nhà bác Ba phải vét thêm hầm để rộng
riêng số cá đen. Còn nhớ mãi một chuyện vui. Số là có một lần
tôi đến xem anh Năm Hào, là rể của bác Ba, xúc cá lên cân bán
cho lái, thấy tôi anh nói một câu: “Lựa cho thằng Phiên mấy con
cá rô thiệt mập để nó nướng ăn cho nứng c...chơi!”. Mà anh nói
107