Page 76 - phan 2
P. 76
đón chúng tôi một cách ân cần, lịch sự. Trong từng vụ việc ông
đều có những lời chỉ dẫn hết sức bổ ích, những hành động hỗ
trợ tích cực. Vì ông là một trí thức có uy tín của Cần Thơ, nên
những lời nói và việc làm của ông đối với phong trào bãi khóa
của học sinh đã tác động đến nhiều trí thức khác, trong đó có
cả các phụ huynh học sinh, vì thế rất nhiều người hoặc ủng hộ,
hoặc lừng chừng, chớ không thấy ai đứng ra phản đối.
Đó là thầy giáo dạy văn Nguyễn Văn Kiết, người rất có uy
tín trong trường, đã tỏ thái độ dứt khoát đứng về phía học sinh,
nên cũng có tác động tích cực đối với các thầy giáo khác. Sau
này được biết thầy đã ra vùng giải phóng, tham gia vào Ủy ban
Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam,
với chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
Đó là tất cả các thầy giáo trong Trường Phan Thanh Giản,
những người luôn muốn có mặt học sinh để mà dạy, không ai
mong học sinh nghỉ học để được nghỉ “xả hơi”, nhưng không
thầy nào đứng về phía chánh quyền để hoặc trực tiếp, hoặc gián
tiếp ngăn cản học sinh bãi khóa, ngược lại còn có vị còn “xúi”
chúng tôi “cứ làm tới nữa đi”.
Còn đối với Tỉnh trưởng Trương Trường Vịnh, thì thái độ
“xìu xìu, ển ển” trong thực thi chức trách đã ít nhiều tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động của chúng tôi. Như một ngày nọ
ông đã đến tận trường, triệu tập học sinh và phụ huynh đến,
vừa nói cứng vừa thuyết phục, yêu cầu học sinh thôi bãi khóa
và trở lại trường để học tiếp. Còn nhớ lúc đó tôi cố nhón người
lên cao trong đám đông và chất vấn trở lại: “Chẳng lẽ việc bãi
khóa của chúng tôi vừa qua là sai hết hay sao?”. Ông ta bèn xoa
dịu, nói chẳng qua cũng vì quyền lợi lâu dài của học sinh và
phụ huynh, và ông cũng chỉ nói vậy chớ không làm gì khác.
144 Nguyễn Long trảo