Page 71 - phan 2
P. 71

là thầy Thăng, người mà chúng tôi quen gọi là ông Đốc Thăng
            bởi trước kia ông từng làm đốc học, là người “nói tiếng Tây
            như Tây”, ngoài ra tôi còn tranh thủ đọc thêm các tác phẩm văn
            học Pháp nên trình độ Pháp văn của tôi cũng được xếp vào tốp
            đứng đầu. Do có được kiến thức khá tốt trong hai môn cơ bản

            nói trên, nên sau này khi lên Sài Gòn học tôi “nhảy lớp” mà
            không bị hụt hẫng.
                Cũng không ngờ cái “bước đi ngược dòng” táo bạo khi

            đang độ tuổi mười lăm, mười sáu lại là một quyết định đúng,
            khởi đầu một nấc thang trong muôn vạn nấc thang trên con
            đường học vấn vốn là một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt
            trong mọi lĩnh vực công tác của cả cuộc đời tôi sau này, điều
            không ai phủ nhận.



              13. Lại cái máu chống Tây


                Vào những tháng cuối năm 1949, khi tôi đang học ở Trường
            Trung học Phan Thanh Giản - Cần Thơ thì chánh quyền bù
            nhìn của Thủ hiến Nam phần tại Sài Gòn là Trần Văn Hữu đã

            bắt giam bảy học sinh. Theo tôi được biết thì đây là những học
            sinh trong đoàn thể Học sinh Cứu quốc đang vận động đấu
            tranh đòi được học bằng chương trình tiếng Việt, đòi được đảm
            bảo an ninh cho học sinh sinh viên... Từ chuyện bắt bớ này mà

            nổ ra cuộc đấu tranh, trước bằng yêu sách, tiếp đến bằng hình
            thức bãi khóa, đòi chánh quyền bù nhìn phải trả tự do cho các
            học sinh nói trên. Cuộc đấu tranh đã diễn ra giằng co kéo dài và
            ngày càng trở nên quyết liệt không chỉ ở Sài Gòn mà đã lan rất
            nhanh đến các trường trung học ở miền Tây, như Trường Trung
            học Mỹ Tho và Trường Trung học Phan Thanh Giản - Cần Thơ,

            nơi tôi đang theo học.



                                                                           139
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76