Page 75 - phan 2
P. 75
Một trong những bài hát được mọi người ưa thích lúc bấy
giờ theo tôi nhớ là bài Học sinh ca, với những câu rất hợp lý
tưởng của học sinh như: “Học sinh là người Tổ quốc mong cho
mai sau /Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao/ Lúc khắp
quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập...”. Bài hát không có
vẻ gì là chính trị nhưng lại rất chính trị. Nó nói toàn dân đang
tranh đấu hy sinh cho nền độc lập, vậy thì đang đấu tranh chống
ai để giành độc lập? Tuy không vạch mặt chỉ tên nhưng chẳng
cần suy nghĩ thì ai cũng dư hiểu rằng đó là đế quốc Pháp và bè lũ
tay sai. Sống trong vùng kiểm soát của Pháp mà say sưa hát lên
những câu hát như thế chứng tỏ lòng yêu nước và căm ghét địch
của đại đa số học sinh trong nội thành lúc đó bộc bạch và thấm
sâu đến nhường nào! Tôi không thể cân đong được tấm lòng
hướng về cách mạng của đồng bào thành thị trong thời chống
Mỹ, nhưng là người từng sống trong vùng tạm chiếm, có dịp
tiếp xúc với bao nhiêu người, tôi nhớ rất rõ là trong những năm
tháng chống Pháp thì tuyệt đại đa số đồng bào trong thành luôn
coi bên “kháng chiến” là “bên mình” với tấm lòng vừa thương
yêu vừa kính trọng; còn họ nói thẳng những kẻ làm tay sai cho
Pháp là Việt gian bán nước, đáng khinh bỉ. Bởi có lòng yêu nước
ghét thù như thế, nên gặp bất kỳ cuộc đấu tranh nào, hễ kêu gọi
là nổ ra ngay, và luôn tham gia hết mình. Sau này khi đã trở ra
vùng tự do cầm súng đánh giặc, tôi vẫn luôn thương nhớ những
con người đáng kính đáng yêu ấy và đinh ninh sẽ có ngày gặp lại.
Trong thời kỳ bãi khóa, chúng tôi đã được sự đồng tình và
giúp đỡ của nhiều vị trí thức, trong đó không ít thuộc hàng có
tên tuổi ở Cần Thơ.
Đó là bác sĩ Thuấn, người cố vấn đặc biệt của chúng tôi,
khi cần hỏi việc gì, vào bất cứ lúc nào, ông đều sẵn sàng tiếp
143