Page 76 - tap 2 phan 1
P. 76
của đứa em trai, lại trở thành buổi tiệc từ biệt, vĩnh viễn từ biệt
tất cả mọi người khi anh vác chiếc ba lô nặng trĩu trên tấm thân
gầy gò đi “B” vào chiến trường miền Nam theo tiếng gọi của quê
hương, trong đó có hình bóng của cha mẹ già và người vợ thân
yêu, để rồi mãi mãi nằm xuống sau một cơn bạo bệnh trên đất bạn
Campuchia mà cho đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt; và nấm
mồ tri ân trong nghĩa trang liệt sĩ thành phố Cao Lãnh, nơi anh
từng bước chân ra đi tham gia cuộc kháng chiến trường kỳ của
dân tộc, cũng chỉ là một ngôi mộ gió!
10. Nuôi con thời chiến
Ngày 03 tháng 2 năm 1963 là ngày đáng nhớ của vợ chồng
chúng tôi, ngày chúng tôi có đứa con đầu lòng. Cháu sinh ở
Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp Hải Phòng, nơi cô Út Thoại
đang công tác.
Sau khi sinh con, chúng tôi vẫn ở nhà số 62 Hàng Bột. Thế
nhưng gia đình chúng tôi lại có cái đặc biệt bởi chồng là bộ
đội mà vợ lại là diễn viên văn công, nên xa nhà là việc thường
xuyên. Riêng bà xã thì thường đi biểu diễn vào ban đêm, khi thì
ở trong thành phố, khi thì ở các tỉnh xa. Những lúc đó tôi phải
ở nhà chăm sóc con, cho nó bú, ru con ngủ. Ngán nhất là cho
bú vào cữ khuya, bởi lúc đó tôi cũng đã buồn ngủ, rồi còn phải
chờ con nhâm nhi hết bình sữa, có lúc vừa bú vừa ngủ nên phải
coi chừng, sợ con sặc. Cũng may là cả hai cha con đều dễ ngủ,
thằng bé vừa bú xong thì chẳng mấy chốc tôi cũng lên giường
nằm ngáy pho pho. Chỉ cực là anh chàng này rất dễ bị tháo bụng,
vài hôm lại bị một lần nên phải thay tã liên tục. Mà được cái là
dễ nuôi, sữa mẹ cũng bú mà sữa bình cũng không chê nên chẳng
mấy chốc tròn quay.
330 Nguyễn Long Trảo