Page 79 - tap 2 phan 1
P. 79
Được một thời gian thì vợ tôi lại được cử qua Liên Xô du học
buộc tôi phải cho con đi sơ tán. Đầu tiên là theo Trường Mầm
non của Thành phố sơ tán lên huyện Thuận Thành của tỉnh Hà
Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), cách thủ đô ngót nghét năm mươi
cây số, đi về mất trên năm tiếng đồng hồ đạp xe. Phụ trách nhà
trường là cô Thục, một giáo viên đẹp người đẹp nết, rất tận tụy với
công việc nuôi dạy các cháu. Ở đây thì mọi việc ăn ở học hành của
cháu đều phó thác cho nhà trường, tôi chỉ thỉnh thoảng đến thăm
vào các ngày Chủ nhật khi có điều kiện. Trong hoàn cảnh Hà Nội
thường xuyên bị máy bay Mỹ ném bom đánh phá mà được gởi
cháu ở đây thì tôi cảm thấy thật sự yên lòng. Tuy nhiên xa con thì
ai lại không nhớ, nhớ mãi cái hình ảnh con trai đứng ôm gốc cột
đình, nước mắt giàn giụa đòi đi theo khi tôi sắp bước chân ra về!
Con trai chúng tôi vào lớp của cô Duyệt, người có nước da
ngăm đen, tóc dài, tuy không đẹp nhưng rất dễ thương. Cô chăm
sóc các cháu tận tình, chu đáo và đặc biệt là rất vệ sinh, một điều
rất khó trong hoàn cảnh sơ tán về nông thôn. Ban đêm, các cháu
nằm ngủ trên các bộ ván gỗ, một đứa đái dầm thì mấy đứa cùng
chịu ướt. Những lúc trời nóng quá, nhìn cái cảnh mấy đứa trẻ mắt
thì nhắm nghiền nhưng tay vẫn cầm cây quạt nan quạt lia quạt
lịa, tôi thấy mà xót trong lòng. Tối ngủ cả bốn, năm đứa đều đắp
chung một cái chăn, những đêm trời rét nếu một đứa lôi chăn đắp
một mình thì cả đám còn lại phải nằm co rúc vào nhau cho đỡ
rét. Còn những đêm nghe tiếng máy bay, các cô phải đánh thức
bọn trẻ dậy, và cho dù còn mắt nhắm mắt mở cũng phải lùa tất cả
xuống hầm trú ẩn, đợi cho đến khi có kẻng báo an mới đưa lên,
muôn phần vất vả.
Nhà trẻ có một hình thức kỷ luật mà con trai của tôi rất sợ.
Đó là bị phạt phải ăn cơm muộn hơn các bạn khác. Đúng là một
đòn đánh trúng tâm lý, bởi trẻ con vốn háu đói mà phải đứng nhìn
Nối lại đôi bờ 333