Page 77 - tap 2 phan 1
P. 77
Khi thằng bé mới được hơn một năm tuổi thì cuộc chiến
tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc bắt đầu, từ đó cuộc sống
ngày càng trở nên vất vả. Năm 1965 - 1966 khi tôi dẫn đoàn thực
tập sinh đi Trung Quốc thì hai mẹ con vẫn ở tại nhà số 62 Hàng
Bột. Lúc đó máy bay Mỹ thường xuyên vào đánh phá Hà Nội
nên vợ tôi ở nhà vừa phải làm nhiệm vụ của người diễn viên văn
công vừa phải đảm đang việc nuôi con cho nên cả hai mẹ con đều
muôn phần vất vả. Hằng ngày mẹ thằng bé phải đem gởi tại nhóm
giữ trẻ của khu phố, và ngày cũng như đêm, khi có còi báo động
thì hai mẹ con phải dắt díu nhau chạy trốn dưới hầm trú ẩn bên
cạnh vườn hoa Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cách nhà gần hai trăm
mét. Có một buổi sáng mẹ dắt ra đứng trước nhà rồi đến cửa hàng
thực phẩm gần đó mua thức ăn. Khi trở về lại không thấy mặt
anh chàng nên chạy bổ đi tìm khắp các ngõ đường chung quanh,
nhưng tìm mãi cũng chẳng thấy. Hoảng quá cô ấy bèn chạy đến
đồn công an báo tin trẻ lạc. Thế nhưng cho dù đã nhờ đến sự trợ
giúp của công an mà vợ tôi vẫn không đặt nhiều hy vọng, nên
cứ đạp xe đi tìm cầu may. Khi gần đến đường tàu hỏa cách nhà
chừng nửa cây số, nhìn bên kia đường thì thấy một thằng bé mặc
quần cụt áo may ô đang thất tha thất thểu đi một mình. Nhận ra
con, mẹ mừng quá đỗi, mừng mà nước mắt cứ chảy ròng ròng,
vội chạy đến nắm tay con hỏi: “Con đi đâu vậy?”, nó trả lời tỉnh
bơ: “Con đi xem tàu hỏa!”. Té ra là do nhiều lần được chở xe đạp
đi ngang đường tàu hắn ta đã để ý thấy tàu chạy qua nên đã nhớ
đúng hướng mà tìm. Thằng bé có trí nhớ khá thật! Nhưng cũng
báo hại mẹ nó phải một phen hết hồn hết vía bởi làm sao chịu nổi
cái cảnh mất con, và cũng không biết phải ăn làm sao nói làm sao
với người chồng đang ở xa?
Nối lại đôi bờ 331