Page 117 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 117
100 Đồng Tháp Mười
cư dân. Các trục kênh này vừa là những tuyến giao thông
thủy vừa được kết hợp để hình thành những đường giao
thông bộ. Đồng thời, dọc theo các trục lộ này là những khu
vực “tạo nền” để bô" trí các cụm hoặc các tuyến dân cư
tránh lũ.
Tính từ năm 1976 đến 1996, ngân sách trung ương và
địa phương đã đầu tư trên 274,149 tỷ đồng để đào mới hoặc
nạo vét 560 con kênh lớn, kênh vừa và kênh nhỏ trên tiểu
vùng Long An. Đó là chưa kể phần đầu tư của nhân dân
vào các công trình thủy lợi nội đồng, - khoảng 128,880 tỷ
đồng. Tổng chiều dài của các con kênh thủy lợi lên đến
trên 3.200 km, khôi lượng đâ"t đào trong hệ thống kênh
mương thủy lợi là 69,376 tỷ mét khối(1).
Nhận định chung về công cuộc thủy lợi hóa Đồng
Tháp M ười. Đến nay, qua nhiều thời kỳ lịch sử, quá trình
phát triển hệ thông thủy lợi ở Đồng Tháp Mười đã đạt được
những kết quả như sau :
- Hệ thống kênh trục : Các kênh trục (kênh tạo nguồn)
chủ yếu gồm có kênh Hồng Ngự, kênh Tân Thành - Lò
Gạch, kênh Đồng Tiến - Lagrange, kênh An Phong - Mỹ
Hòa - Năm Ngàn - Bắc Đông, kênh Nguyễn Văn Tiếp,
kênh Tân Hà - Long Khốt, kênh 79. Các kênh này lấy nước
từ sông Tiền. Các kênh trục lấy nước từ sông Vàm cỏ
Đông gồm có kênh Rạch Tràm, kênh Rạch vồm, kênh
(i)
Xem thêm : ủy ban nhân dân tỉnh Long An. - Báo cáo tổng kết 10
năm thực hiện Chương trình tổng hợp nhiều mục tiêu khai thác tiềm
năng vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An. Tài liệu hội nghị khoa
học. 1997.