Page 114 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 114

Nghiên cứu phát triển                                 97

            tục bị nhiễm phèn, -  nhưng độ pH đã  giảm bớt :  Từ 2,5 - 3
            (vào năm  1987) giảm còn 4 -6  (vào năm 1997)(1).


                Tiểu  vùng  thuộc  tỉnh  Đồng  Tháp.  Trên  tiểu  vùng
            thuộc tỉnh Đồng Tháp, trong những năm từ 1976 -  1987 hầu
            như  không  có  những  công  trình  thủy  lợi  lớn,  mà  chỉ  tập
            trung  nạo  vét,  cải  tạo  các  kênh  mương  đã  có.  Các  công
            trình thủy  lợi  mới  đều ở qui mô nhỏ.  Vào năm  1976,  trên
            tiểu  vùng  này  có  9  tuyến  kênh,  với  tổng  chiều  dài  183,6
            km.  Đến  năm  1987  có  được  61  tuyến,  với  tổng  chiều  dài
            858,1  km.
                Từ năm  1988, -  năm đánh dấu bước triển khai lớn công
            tác thủy lợi ở Đồng Tháp Mười, -  với việc đào kênh Hồng
            Ngự - Vĩnh Hưng (liên quan đến hai tiểu  vùng Đồng Tháp
            và  Long  An),  hệ  thống  thủy  lợi  ở  đây  bắt  đầu  phát  triển
            nhanh.  Con  kênh  tạo  nguồn  vừa  nói  trực  tiếp  đưa  nước
            sông Tiền vào khu vực trung tâm của Đồng Tháp Mười.  Và
            từ kênh trục này, nhiều kênh nhánh, -  như kênh Tân Công
            Sính, kênh Sa Rài, kênh Gò  ổi, kênh Tân Công Chí, kênh
            An  Phong  -  Mỹ  Hòa,  v.v...  và  một loạt kênh cấp  3,  kênh
            nội đồng được mở ra trên tiểu vùng này.  Nhờ đó tĩnh Đồng
            Tháp có điều kiện để xây dựng ba dự án kinh tế mới trong
            vùng Đồng Tháp Mười.  Trong năm 1996, nhà nước tiếp tục
            đầu tư để nâng cấp mở rộng kênh Sa Rài (thuộc huyện Tân
            Hồng).  Công  trình thủy  lợi  này  nhằm mục  đích dẫn  nước
            tưới  cho 4.570  ha  đất  canh  tác  và  cấp  nước  sinh  hoạt cho




            ( }   Xem thêm : ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. - Báo cáo tổng kết
                10 năm khai thác, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng
                Tháp Mười - Tiền Giang. Tài liệu hội nghị khoa học.  1997.
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119