Page 112 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 112
Nghiên cứu phát triển 95
kênh, bề rộng đáy, v.v...) là điều rất khó (1). Hơn nữa,
Đồng Tháp Mười là vùng đất phẳng, hầu như không có độ
dốc, nên khó có thể tạo dòng tự chảy, (b) Nông dân tự đào
phá bờ kênh (để trồng cây hoặc lấy nước), dù đã có luật
cấm, khiến cho việc quản lý hết sức nan giải. Tinh trạng đó
đã dẫn đến hậu quả tai hại : khi trạm bơm hoạt động, nước
không tới được ruộng xa, còn ruộng gần thì lại bị ngập úng.
Ở khu vực Bắc Đông, phần lớn các kênh được vét hoặc
đào mới đều được thi công vào những năm 1988 - 1993, và
từ đó đến nay được tiếp tục triển khai theo một dự án phát
triển kênh cấp 2, gọi tên là Dự án Bắc Đông. Dự án này
bao gồm một phạm vi 24.887 ha thuộc Tiền Giang và
25.349 ha thuộc Long An bao bọc bởi kênh Lagrange - sông
Vàm Cỏ Tây - kênh Nguyễn Văn Tiếp - Kênh 12. Nội
dung chính của dự án này là : (a) Ngăn mặn từ phía sông
Vàm Cỏ Tây bằng hệ thông đê và công dưới đê, trong đó
hai cống lớn đáng lưu ý là cống Rạch Chanh tại đầu kênh
Nguyễn Văn Tiếp (3 cửa, mỗi cửa rộng 7 mét) và cống Bắc
Đông (2 cửa, mỗi cửa rộng 5 mét) tại đầu kênh Bắc Đông
phía sông Vàm cỏ Tây. (b) Dần nước ngọt từ sông Tiền
qua mạng lưới kênh đã được nạo vét, và đào mới các kênh
sườn (cấp 2) để lấy nước rửa dần phèn trong đất. Tận dụng
đất vét kênh để đấp đê bao ngăn lũ, dưới đê có tối thiểu
hai cống để điều tiết mực nước bên trong theo yêu cầu.
Đây là công việc dài lâu và tốn kém, theo tính toán, chi phí
đầu tư cho dự án này là 30 triệu đô-la Mỹ.
(l) Xem thêm : Harpal Singh. - Réévaluation of the Tân An integrated
ugricultural Project in Vietnam. ADB, May - 1995. Dẩn lại theo :
Huỳnh Phước Hải. - Thủy lợi hóa Đồng Tháp Mười - Phần tỉnh
Tiền Giang. Báo cáo chuyến đề. 1996.