Page 116 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 116
Nghiên cứu phát triển 99
Đến nay, hệ thống thủy lợi trên tiểu vùng Đồng Tháp
có thể được đánh giá là tương đối đầy đủ, xét về số lượng.
Tuy nhiên, đây là tiểu vùng thường bị thiệt hại nặng về cơ
sở hạ tầng do tác hại của lũ lụt hàng năm. Vì vậy, hệ thông
thủy lợi ỡ đây phải được thường xuyên cải tạo, nâng cấp;
và nếu xét về chất lượng công trình, đến nay hệ thông này
vẫn còn cách xa mức hoàn thiện.
Tiểu vùng thuộc tĩnh Long An. Ở tiểu vùng Long An,
công cuộc phát triển thủy lợi trong giai đoạn từ 1987 trở về
trước cũng tương tự như ở hai tiểu vùng vừa nói. Công tác
thủy lợi trong những năm này hầu hết đều do địa phương
thực hiện, và đều tập trung vào nhiệm vụ cải tạo, tu bổ hệ
thống kênh mương đã có. Bước chuyển biến mạnh trên lĩnh
vực này cũng được đánh dấu bởi công trình kênh Hồng Ngự
- Vĩnh Hưng (do ngân sách trung ương đầu tư). Cũng như ở
tiểu vùng Đồng Tháp, trên tiểu vùng Long An công trình
kênh trục quan trọng này đã tạo điều kiện để phát triển một
loạt kênh cấp 2, cấp 3 đưa nước từ sông Tiền vào phục vụ
khai hoang, sản xuất và đồng thời tiêu thoát lũ cho vùng
tây-bắc Đồng Tháp Mười.
Riêng trong năm 1996, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và tỉnh Long An đầu tư 65,6 tỷ đồng để đào kênh
Hưng Điền (thuộc huyện Vĩnh Hưng) và mở rộng kênh trục
Tân Thành (qua hai tỉnh Đồng Tháp, Long An). Đây là hai
công trình thủy lợi quan trọng, nhằm dẫn nước ngọt tưới cho
30.468 ha đất canh tác, trong đó có 3.000 ha đất mới khai
hoang. Các kênh này cũng có nhiệm vụ thoát lũ cho một
vùng rộng gần 50.000 ha và lấy phù sa để cải tạo đất. Đây
cũng là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 150.000