Page 151 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 151
Nghiên cứu phát triển 135
năm 1850, tỉnh Định Tường (chủ yếu ở vùng Đồng Tháp
Mười) có tới 87 xã thôn bị “điêu báo” và trong số ruộng đất
mà chính quyền buộc phải miễn thuế ở đây có tới 14.843
mẫu “nguyên trước báo là đã khai khẩn nhưng sau lại bỏ
hoang” (1). Đấy là một thực tế đã từng diễn ra ở nhiều nơi
trong buổi đầu người Việt vào khai phá vùng đất Nam Bộ,
chứ không phải chỉ riêng ở Đồng Tháp Mười, - nhưng thực
tế đó đã chẳng làm lùi bước những lớp người đi khẩn hoang
mở đất.
Nhìn chung, trong buổi đầu công cuộc khai phá, các khu
vực Đồng Tháp Mười dọc sông Tiền tiến triển hơn rất nhiều
so với các khu vực trung tâm và dọc sông Vàm cỏ. Cho tới
năm 1836, dọc hai sông Vàm cỏ ruộng đất còn chưa được
khai thác bao nhiêu, trong khi đó ở phía nam dọc sông Tiền,
diện tích canh tác nông nghiệp đã đạt mức rất đáng kể.
Khu vực phía đông và đông-nam của Đồng Tháp Mười, nhờ
tiếp giáp với các vùng dân cư đã tương đối ổn định nên
công cuộc khai phá cũng tương đôi thuận lợi và phát triển
sớm hơn. Ngược lại, càng đi về phía trung tâm Đồng Tháp
Mười theo hướng sông Vàm cỏ Tây, thì công cuộc khai phá
càng khó khăn. Địa bạ năm 1836 cho thấy rất rõ điều đó.
Trong khi ở khu vực Cao Lãnh, Cai Lậy, Châu Thành đã
xuất hiện những thôn như Mỹ Ngãi, Nhị Mỹ, Phú Mỹ với
hàng ngàn mẫu ruộng và đất trồng khoai đậu, vườn cau, V.
V... của hàng trăm chủ đất, thì ở khu vực Vĩnh Hưng, Mộc
Hòa, Tân Thạnh, Đức Huệ, các thôn như Thái Bình Trung,
Tuyên Thạnh, Thủy Đông, Mỹ Thạnh Đông, ... chỉ mới có
(h Đại Nam thực lục. Viện Sử học, Nxb. Khoa học xã hội, tập XXVII.
tr. 285. Trích lụi theo : Cao Tự Thanh. - Sđd., tr. 227.