Page 169 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 169

Nghiên cứu phát triển                               153


           khác hết sức tích cực của kênh đào thủy lợi trên vùng Đồng
           Tháp Mười vào thời đó.  Những thay đổi tích cực kể trên đã
           thu hút người dân đến khai khẩn Đồng Tháp Mười,  và  dọc
           theo các dòng kênh dần dần hình thành các tuyến cư trú, tại
           các  giao  lộ  thủy  xuất  hiện  chợ  búa,  các  trại  đóng  ghe
           thuyền...  Các thôn, xóm, làng dần dần được thiết lập thêm
           cùng  với  tiến  trình  xây  dựng các  đơn  vị  hành  chính.  Tính
           cộng  đồng  của  các  nhóm  dân  cư mới  được  củng  cô"  thêm
           cùng  với  sự định hình những phong tục tập quán và  các cơ
           sở thờ cúng, tín ngưỡng (đình, miếu, chùa, nhà thờ) làm chỗ
           dựa văn hóa - tinh thần cho cuộc sống định cư lâu dài.




           III.  B iến  động d â n  cu’ ở Đ ồng T h á p  M ười
                tro n g  thời kỳ  1954 -  1975

               1.  Một đợt di dân qui mô lớn

               Sau  khi  hiệp định Genève  được  ký  kết  vào  tháng Bảy
           năm  1954, một cuộc biến động lớn về dân cư trong cả nước
           đã  dẫn đến  sự phân bố lại dân cư tại một số địa phương ở
           Nam Bộ cũng như ở Đồng Tháp Mười.

               Trong những năm từ  1954  -  1956,  có  hai  tiến trình dân
           cư trái  ngược  nhau  đã  diễn ra  trên Đồng Tháp Mười.  Một
           bộ  phận chiến  sĩ cách mạng  từ vùng  đâ"t  này  được  chuyển
           ra  miền  Bắc.  Cao  Lãnh  là  điểm  tập  kết,  -   với  100  ngày
           vận  chuyển,  tập  trung.  Đến ngày  1  tháng  Mười  Một  năm
            1954,  chuyến  tàu  cuối  cùng  đưa  các  chiến  sĩ,  bộ  đội  Nam
            Bộ  và  Đồng Tháp Mười ra miền Bắc để tiếp tục đâ"u tranh
            giải phóng đất nước.  Một bộ phận dân cư từ các tỉnh miền
   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174