Page 168 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 168

152                                   Đồng Tháp Mười


                 Mười.  Trong những ngày đầu của Nam Bộ kháng chiến và
                 toàn quốc kháng chiến, quân dân Đồng Tháp Mười đã  kiên
                 cường đập tan nhiều trận càn,  giữ vững khu căn cứ, và  đến
                 năm  1953  đã  trở  thành  một  trong  những  vùng  giải  phóng
                 của  Nam  Bộ.  Liên  tục  trong  chín  năm  kháng  chiến,  lực
                 lượng  vũ  trang  cách  mạng  cua  Đồng  Tháp  Mười  không
                 ngừng lớn mạnh và góp phần to lớn vào chiến thắng chung
                 của  cả  nước  năm  1954.  Song,  tập  trung  mọi  nỗ  lực  cho
                cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, trong điều kiện của vùng
                đất vốn đã  quá  khó khăn, nhân dân Đồng Tháp Mười càng
                khó khăn hơn và vì vậy mà  trong suốt hai thập niên 40 - 50
                này, công cuộc khẩn hoang đã hoàn toàn bị ngưng trệ.

                    Tóm  lại,  Đồng  Tháp  Mười  cho  đến  năm  1954  đã  tiến
                một bước khá dài trên con đường khai phá, mặc dù  vẫn còn
                đầy  rẫy  những  trở  ngại  thiên  nhiên  và  xã  hội.  Tiến  hành
                công  cuộc  khai  thác  thuộc  địa  từ những  năm  cuối  thế kỷ
                XIX,  thực  dân  Pháp  đồng  thời  cũng  tạo  cho  Đồng  Tháp
                Mười  một  thay  đổi  quan  trọng  trong  hoạt  động  sản  xuất.
                Bằng biện  pháp đào  kênh,  từ vùng  hoang  hóa  Đồng Tháp
                Mười đã .dần dần hình thành những tiểu vùng nông nghiệp.
                Mặc dù  chẳng phải  đầu  tư gì  nhiều, mà  chỉ  bằng  lao động
                làm xâu, các công trình kênh đào đã tạo một thế phát triển
                mớ!  cho vùng  này.  Hoạt động  sản  xuất chủ  yếu  dựa  trên
                khai  thác  tự nhiên trước đó  đã  từng bước chuyển sang nền
                sản  xuất  nông  nghiệp,  đánh bắt kết hợp chế biến;  và  hơn
                nữa Đồng Tháp Mười đã  dần dần gắn với thị trường chung
                của  khu vực  và  từ đó  xuất khẩu ra  nước  ngoài.  Diện  tích
                canh tác không ngừng tăng lên nhờ hiệu quả  của kênh-đào
                và  nhờ  sự  phổ  biến  của  giống  lúa  nổi  cùng  với  việc  mở
                rộng  mạng  lưới  giao  thương  đường  thủy,  -   một  tác  dụng
   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173