Page 167 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 167
Nghiên cứu phát triển 151
trước nay, nhưng với sự thúc đẩy của thị trường, người dân
có thêm động lực để tăng cường hơn nữa hoạt động khai
thác thủy sản. Một lực lượng đáng kể lao động, nhất là lao
động nữ được thu hút vào Đồng Tháp Mười tham gia chế
biến, làm các nghề thủ công phục vụ cho đánh bắt cá như
đan chài, lưới, bện đăng...
Tuy nhiên, vcín là một vùng thiên nhiên khắc nghiệt,
công cuộc khai khẩn Đồng Tháp Mười không phải tiến triển
theo một chiều hướng hoàn toàn thuận lợi. Ân tượng khủng
khiếp đối người dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung
và người dân Đồng Tháp Mười nói riêng về trận lụt năm
Giáp Thìn (1904) vẫn còn cho đến gần đây. Việc khai phá
Đồng Tháp Mười trong những thập niên cuối thế kỷ XIX
mới được cải thiện đôi chút thì chính trận lụt này đã làm
cho nhiều ruộng đất mới được khai phá lại bị hoang hóa, rất
nhiều kênh đào bị hư hại, nhiều gia đình phải bỏ đi nơi
khác. Trong bối cảnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 - 1932 đã làm gián đoạn các kế hoạch của nhà cầm
quyền và thực sự làm phá sản mọi dự định của giới điền
chủ nhằm tiếp tục khai thác Đồng Tháp Mười.
Tiếp theo đó, cùng với cả nước »nhân dân Đồng Tháp
Mười đã nhất tề tham gia cuộc kháng chiến chống xâm lược
Pháp lần thứ hai. Đồng Tháp Mười nhanh chóng trở thành
khu căn cứ kháng chiến của lực lượng cách mạng sau cuộc
họp quan trọng của tỉnh ủy Mỹ Tho tháng Mười năm 1945.
Cuối năm 1945, trước sức tấn công ác liệt của thực dân
Pháp trên khắp chiến trường Nam Bộ, nhiều đơn vị vũ
trang, tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể kháng
chiến của các tỉnh Nam Bộ đã về trú đóng ở Đồng Tháp