Page 166 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 166

í 50                                   Đồng Tháp Mười


                      Theo những số liệu  vừa nêu trên đây thì,  từ năm  1901
                  đến  1931,  trung  bình  hàng  năm  ở  Đồng  Tháp  Mười  tăng
                  1,5%  số dân  đinh.  Và  nếu như trước kia  người dân cư trú
                  tập trung theo cụm trên các giồng hoặc  giồng ven sông thì
                  giờ đây  là  cư trú  theo tuyến dọc hai  bên  các bờ kênh.  Vì
                  vậy mà trên nhiều tuyến kênh đã hình thành các tuyến dân
                  cư,  tạo  nên  nét đặc thù  về  hình thái  cư trú  của  nông  thôn
                  Đồng Tháp Mười.

                      Sự  phát  triển  các  khu  vực  quần  cư,  cùng  với  sự  mở
                  mang  giao  thông  thủy  đã  có  tác  động  tích  cực  làm  phát
                  triển hoạt động buôn bán  và  hình  thành một  số trung  tâm
                  thương  mại.  Không  những  việc  giao  thương  giữa  Đồng
                  Tháp Mười với thị trường trong nước mà cả hoạt động xuất
                  khẩu cũng đã  dần dần được mở rộng hơn.  Cá  Đồng Tháp
                  Mười  giờ  đây  còn  được  xuất  khẩu  sang  Xingapo,  Trung
                  Quốc.  Việc chế biến thủy  sản  (phơi  khô,  làm mắm,  nước
                  mắm,  nấu  dầu  cá  linh,  v.v...)  cũng  vì  vậy  mà  được  đẩy
                  mạnh.  Trên địa bàn Đồng Tháp Mười cũng hình thành nên
                  những đầu  mốì  tập trung cá  để  từ đó  được  bán  đi  các  nơi
                  tiêu thụ  hoặc chế biến.  Cá  từ Vĩnh Trị, Vĩnh Thạnh, Vĩnh
                  Lợi, Tuyên Bình...  (khu vực huyện Vĩnh Hưng, Tân Thạnh,
                  Mộc Hóa ngày nay) tập trung về chợ Thái Bình Trung và từ
                  đó  được  chở  đi  Rồ  Súc  (Campuchia);  còn  khu  vực  sở
                 Thượng,  Sở  Hạ,  Trừ  Dư,  Hồng  Ngự  (vùng  Tam  Nông,
                 Thanh Bình, Hồng Ngự, Châu Đốc ngày nay) được chở theo
                 sông Tiền đến Mỹ Tho rồi vòng qua Rạch Chanh, vào sông
                 Bến Lức lên Sài Gòn, từ đó xuất đi Xinggapo, Trung Quôc
                 (1).  Mặc  dù  vẫn  sử dụng  những  phương  tiện,  ngư cụ  như ( I )



                 (I)   Cao Tự Thanh. - Sđd.y tr. 253.
   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171