Page 37 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 37
18 Đồng Tháp Mười
ôxy hóa của phèn tiềm thế ở tầng đất sâu được kéo lên mặt
đất tạo thành chua phèn nặng. Trái lại, nếu duy trì một lớp
nước thường xuyên trên mặt đất, thì sẽ gây ra nhiều độc
chất sắt hoặc sẽ sản sinh ra chất hydrogène sulfureux. Vì
vậy, các cây trồng phải thường xuyên chông chọi với độ
chua cực cao, và nhìn chung, những điều kiện của vùng đất
phèn Đồng Tháp Mười đã và đang gây ra nhiều bất lợi cho
canh tác nông nghiệp. Thậm chí có những vùng, - chẳng
hạn phía tây kênh Xáng Cụt thuộc tỉnh Đồng Tháp, - đất
phèn mang quá nhiều độc tô" đến mức cỏ dại cũng không
mọc được.
Sự hiện hữu của đâ"t phèn là yếu tô" chính khiến người
ta thường gọi Đồng Tháp Mười là vùng tập trung “đâ"t có
vân đề”. Trong lịch sử khai phá Đồng Tháp Mười, đâ"t phèn
là một trong những trở ngại chính, - đến nỗi nhiều nhắ
chuyên môn đã từng xếp cánh đồng này vào loại “cánh
đồng không sinh lợi” (plaines improductives). Gần đây,
công cuộc khai khẩn để sản xuất nông nghiệp ở vùng này
đã có một bước tiến đáng kể trong việc khắc phục mặt tác
hại của đâ"t phèn, nhưng phải kết hợp nhiều biện pháp khoa
học - kỹ thuật (thủy lợi hóa, bón vôi, ém phèn, lên líp, tưới
tiêu hợp lý, v.v...). Nhưng nếu áp dụng các biện pháp kỹ
thuật không thích ứng, thì lại làm cho đâ"t hóa phèn mãnh
liệt, - người nông dân thường gọi là “dậy phèn”, - khiến
cho việc canh tác chắc chắn sẽ bị thâ"t bại, mất trắng, và
trong nhiều trường hợp người ta phải bỏ đất tái hoang hóa.
Đến nay, đâ"t phèn vẫn đang là thách thức lớn đôi với những
nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội ở Đồng Tháp Mười.