Page 40 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 40
Nghiên cứu phát triển 21
cho tài nguyên nước của Đồng Tháp Mười rơi vào hai cực
đoan, khi thì quá thừa khi thì quá thiếu.
Sông Vàm cỏ Tâỵ (dài 185 km) và Vàm cỏ Đông (dài
270 km) thuộc loại sông nội địa, ngắn, lưu vực hẹp, lưu
lượng nhỏ, bắt nguồn từ những vùng đất thấp nên tốc độ
dòng chảy không lớn. Vì vậy, hệ thông này đóng vai trò
thứ yếu trong nguồn tài nguyên nước của Đồng Tháp Mười.
Vào mùa mưa, sông Vàm cỏ Tây có chức năng tiêu thoát
một phần nước lũ trong nội đồng, nhưng tỏ ra kém tác dụng.
Vào mùa kiệt, lưu lượng dòng sông xuống thấp, chế độ
thủy văn hoàn toàn bị chi phôi bởi thủy triều biển Đông
(bán nhật triều). Trong mùa này, khắp các kênh mương
đều có hiện tượng nước chảy hai chiều. Khi triều cường,
nước bị đẩy chảy ngược lên tận biên giới phía tây, và đưa
nước mặn xâm nhập sâu và rất xa, có khi tới 140 km, - tính
từ cửa biển vào.
về nước ngầm, kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ
Chương trình điều tra nghiên cứu tổng hợp đồng bằng sông
Cửu Long khẳng định rằng, phía bắc sông Tiền, trong lớp
trầm tích cổ ộ độ sâu từ 80 mét trỡ xuống có tồn tại bồn
nước ngọt với trữ lượng lớn. Ớ vùng phía bắc, đa số giếng
khoan thăm dò đều cho nước ngọt ở độ sâu 50 - 70 mét, và
*
*
*
)
phía nam ở độ sâu 200 mét (h1). Qua thực tế khai thác ở
(
(h) Xem thêm : Trần Trường Lưu. - Sử dụng hợp lý tài nguyên nước để
phút triển nghề cá ở vùng Đồng Tháp Mười. Trong : Dự án Điều
tra, đánh giá diễn hiến tự nhiên - kỉnh tể - xã hội vùng Đồng Tháp
Mười sau 10 năm khai thác (1986 - 1995). Tài liệu hội nghị khoa
học : Sử dụng tài nguyên nước và hạn chế hậu quả lũ lụt vùng
Đồng Tháp Mười - Báo cáo tóm tắt. TP. HCM, 1995.