Page 42 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 42
Nghiên cứu phát triển 23
càng làm trầm trọng thêm mối mâu thuẫn nôi tại trong
nguồn tài nguyên nước ở Đồng Tháp Mười.
Tóm lại, những nghịch lý nội tại trong các điều kiện tự
nhiên của Đồng Tháp Mười khiến cho vùng này hầu như
lúc nào cũng rơi vào một trong hai thái cực : hoặc quá thừa
nước, hoặc quá thiếu nước. Sự dư thừa nước khiên cho
Đồng Tháp Mười hàng năm phải trải qua một mùa ngập lụt
định kỳ. Khi lưu lượng nước trong sông chỉ mới vượt quá
2,5 lần so với lưu lượng trung bình, thì Đồng Tháp Mười đã
bắt đầu rơi vào tình trạng ngập lụt. Ngược lại, sự thiêu
nước đến lượt nó cũng định kỳ mỗi năm một mùa đặt toàn
vùng vào tình trạng khô hạn. Nước sông chỉ đáp ứng được
nhu cầu tưới trong sản xuất nông nghiệp vào thời kỳ đầu
mùa khô, từ tháng Mười Hai đến tháng Hai. Sau đó, trong
các tháng Ba - tháng Năm, khi lưu lượng của hệ thông sông
Mêkông xuống dưới 6.000 mVgiâý, nước ngọt bắt đầu khan
hiếm, phần lớn diện tích phải chịu khô hạn do không đủ
nước tưới. Ngay cả nước sinh hoạt cho con người cũng hêt
sức hiếm hoi.
Nước chua. Nước chua ở Đồng Tháp Mười hình thành
bởi ba nguyên nhân chính : nguyên nhân nội tại, nguyên
nhân ngoại lai, và nguyên nhân giao tiêp triều. Xét về
nguyên nhân nội tại, nước chua phèn xuất hiện vào đầu
mùa mưa (tháng Năm - tháng Sáu). Do nước mưa đầu mùa
rời trên đất phèn, trên các líp đất, các bờ kênh mới đào
biến thành nước chua và lan tỏa theo các kênh mương. Tùy
lượng mưa và độ phèn của đất, nước có độ chua tới những
mức khác nhau, có trường hợp độ pH từ 2,5-3. Nước chua
ngoại lai một phần từ địa phận Campuchia tràn qua, và một