Page 47 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 47
28 Đồng Tháp Mười
loài thực vật và động vật phải trải qua một quá trình thích
nghi hết sức lâu dài và khó khăn mới có thể tồn tại và phát
triển được ở đây. Qua kết quả khảo sát, các nhà sinh vật
học ghi nhận rằng có những loài thực vật và độhg vật, -
trong đó có nhiều loài rất quí hiếm, - chỉ sống ở vùng này
mà không thấy xuâ't hiện ở bất cứ nơi nào khác trên đất
nước Việt Nam. Có thể xem Đồng Tháp Mười như là một
kho tàng gen phong phú của thiên nhiên nhiệt đới. Tuy
vậy, dưới tác động của con người, trong vài ba thập niên
qua, hệ sinh thái của vùng này đã và đang biến đổi nhanh,
thậm chí có nguy cơ diễn ra đột biến môi trường sinh thái.
Hệ thực vật. Hệ thực vật ở Đồng Tháp Mười có 112
họ, gồm 540 loài (không kể các loại cây trồng). Trong đó,
hai họ có số loài nhiều nhất là cỏ (83 loài) và lác (cói - 55
loài). Có lẽ cái tên “La Plaine des Joncs” mà người Pháp
dùng để gọi Đồng Tháp Mười chính do đặc điểm này.
Tuy nhiên, dầu được gọi là “Đồng cỏ Lác”, nhưng loài
thực vật quan trọng nhất ở Đồng Tháp Mười có lẽ là cây
tràm (melalẹuca leucadendron), - với các loại tràm nước
(myrtacae aquatica), tràm lùn (myrtacae naime), tràm sẻ
(eugenia brachyata). Cây tràm có thể chịu ngập nước trong
nhiều tháng, chịu được điều kiện phèn gay gắt và chịu được
cả mặn ở một mức độ nhất định. Chức năng sinh thái của
rừng tràm là ngăn cản sự chua hóa lớp đất mặt và nước
mặt, trữ nước ngọt, điều hòa khí hậu, bảo tồn tính đa dạng
sinh học, v.v... Cây tràm rất khó bị thối mục, vì vậy rất
đắc dụng trong lĩnh vực xây dựng (làm móng trụ, làm cột
nhà, làm cầu), và đồng thời là một chất đốt rất tốt. Tinh
dầu tràm (l’huile de cajeput) được cất từ lá tràm - (năng