Page 91 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 91
Nghiên cứu phát triển 73
Trong ba năm liên tục 1994, 1995, 1996 Đồng Tháp
Mười liên tiếp bị ba trận lũ lụt lớn gây nên những thiệt hại
nghiêm trọng về vật chất và sinh mạng. Trận lũ năm 1994
tàn phá mùa màng, tài sản và cơ sở hạ tầng với tổng mức
2.284 tỷ đồng, làm 407 người thiệt mạng. Tính riêng sự
thiệt hại trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là 1.300 tỷ
đồng, thiệt hại về công trình giao thông lên tới 325,5 tỷ
đồng. Trên toàn đồng bằng sông Cửu Long, vùng ngập lụt
ảnh hưởng đến 584.000 hộ gia đình, với trên 3 triệu dân cư.
Tiếp liền theo đó, trận lũ lụt năm 1995 làm cho 150 người
bị thiệt mạng. Tuy mực nước lũ năm 1995 đạt mức thấp so
với mức năm 1994, nhưng đã gây thiệt hại nhiều hơn về tài
sản, công trình giao thông, thủy lợi. Nguyên nhân là vì lũ
1995 đến sớm, và đồng thời, trong năm 1995 hệ thống cơ sỡ
hạ tầng chỉ mới vừa được khôi phục lại sau mùa lũ năm
trước, nền móng chưa kịp ổn định, nên không chịu đựng nổi
sức công phá của lũ lụt(1).
Người ta tính ra rằng, chỉ riêng năm trận lũ lụt lớn (vào
các năm 1978, 1984, 1991, 1994 và 1995), đã khiến cho tỉnh
Long An bị tổn thất bằng gía trị tổng sản lượng lúa cả năm
1995 của tỉnh này (2). Kết quả tính toán đó cũng tương đồng
với sự ước tính của chúng tôi : tổng mức thiệt hại về vật
chất ở toàn vùng Đồng Tháp Mười qua năm trận lũ lụt nói
trên bằng trị giá 2,4 triệu tấn lúa (nếu lấy giá lúa 1.500
đồng/kg), - tức là bằng tổng sản lượng lúa cả năm 1995 của
toàn vùng Đồng Tháp Mười. Bảng 14 cho thấy các thiệt
hại về kinh tế-xã hội của lũ lụt, riêng năm 1996.
Xem : Nguyễn Ân Niên. - Tài liệu đã dẫn.
) Xem : Nguyễn Sơn Nam. - Tài liệu đã dẫn.