Page 113 - nam bo xua va nay
P. 113

hai con rạch dưới  làn đạn và,  ta đã đấu pháo dữ dội  với  các pháo
                          thuyền của địch. Đến đêm hôm sau, một trận đánh kéo dài bảy tiếng
                          đồng hồ, tất cả dàn pháo của ta bị địch chiếm. Ngày 23, quân Pháp
                          vào thành. Đây là sự thất thủ lần thứ nhất của tỉnh Vĩnh Long.

                                Tuy Biên  Hòa,  Bà Rịa và Vĩnh Long rơi vào tay quân Pháp
                          trong ba tháng đầu năm  1862  nhưng tình trạng của quân đội viễn
                          chinh Pháp cũng không khá hơn. Lối đánh du kích của quân kháng
                          chiến Việt Nam làm cho lính Pháp khốn đốn, thêm vào đó là quân
                          sĩ chết nhiều vì đau ốm khi phải đuổi theo quân du kích trong những
                          vùng đầm lầy đầy dịch khí, dưới bầu trời nóng như thiêu(5). Và vào
                          cuối năm 1861, Nguyễn Trung Trục đã đốt cháy pháo hạm Espérance
                          cũng  như các  đồn  Pháp ở Mỹ Tho,  Biên  Hòa,  và Chợ Lớn  luôn
                          luôn bị quan du kích tấn công.
                               Trong khi quân Pháp xem ra yếu thế thì triều đình lại hết sức
                          bối  rối vì  kinh thành Huế lâm  vào  tình trạng  thiếu  lương thực và
                          tình hình rối loạn ở Bắc kỳ. Tự Đức buộc phải hòa hoãn, dùng kế
                          hoãn  binh, sai  Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Định
                          nghị hòa vói Thiếu tướng Bonard ký kết hòa ước năm Nhâm Tuất
                          1862.
                               THÀNH VĨNH LONG THẤT THỦ LẦN THỨ II

                               Ngày  19-1-1867, một sự kiện thúc đẩy thêm việc  quyết định
                         đánh lấy ba tỉnh miền Tây khi đề đốc Rigault de Genouilly lên làm
                         tổng trưởng hải quân và thuộc địa, thay thế Chasseloup Laubat.
                               Langrandière phát họa một kế hoạch tỉ mỉ  và xác định ranh
                         giới hành chánh của các tỉnh này ngay cả trước khi chúng bị chiếm,
                         vào khoảng cuối tháng 2-1867. Chiều ngày 17-6-1867, Langrandière
                         ra lệnh kéo binh đến Mỹ Tho. Ngày  18-6,1.200 người được tụ họp



                          124
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118