Page 111 - nam bo xua va nay
P. 111
ở Sài Gòn rất quan trọng với đồn dinh. Ông Nguyễn Hữu Cảnh vào
cù lao Phố với thủy quân, tuy không ghi rõ nhưng ta chắc là vào cù
lao Phố theo cửa càn Giờ, ngược lên Biên Hòa. Và cuộc hành quân
phía sông Cửu Long của ông theo đường thủy, khi ông mất ở Rạch
Gầm, quan tài được đưa về cù lao Phố, không quàn ở Sài Gòn, từ cù
lao Phố về miền Trung, chôn ở quê là Quảng Bình cũng theo đường
thủy.
Cơ ngơi mà nay hiểu lầm là phần mộ của ông chỉ là nơi quàn
quan tài chớ không phải là phần mộ, đồng bào địa phương vì tôn
kính ông nên đắp mộ tượng trưng để ghi nhớ. Nếu là mộ thì phải to
hơn và đặc biệt phải có thành bao bọc phần đất rộng, theo tiêu chuẩn
của quan to. Vị trí của miếu Bình Kính thờ Nguyễn Hữu Cảnh thời
xưa đã thay đổi; lâu ngày mục nát, nước xoáy lở vào bờ, nên đời Tự
Đức, năm 1851 phải dời vào phía trong vài mươi mét, ngay bờ cũ
{Đại Nam nhất thống chí ghi dời ở phía sau 10 trượng).
Nay có lẽ nên bố trí khu cù lao Phố thành một điểm du lịch lý
tưởng. Đền thờ Quan Công còn đó, đình Bình Kính còn đây, sông
Đồng Nai rộng, gió mát. Phía mé sông trước đình, có lẽ nên trồng
cây bằng lãng, cây bản địa, trổ bông đẹp. Thời xưa, Trần Thắng Tài
đóng quân bên phía chợ Biên Hòa, sử ghi xứ Bàn Lân, sau đổi là
Tân Lân. Tôi hiểu Bàn Lân là tiếng Bằng Lăng nói trại ra.
Cảng cù lao Phố thành hình trễ hơn phố cổ Hội An và suy
thoái sớm hơn phố cổ Hội An.
(Xưa & Nay 7/97)
121