Page 109 - nam bo xua va nay
P. 109
đại khái từ miếu Quan Công nay hãy còn ăn về phía bắc. Sản phẩm
đưa vào cảng là món gì, họ Trịnh không nói rõ, cũng như số lượng
tàu thuyền. Nhưng ta đoán là hàng tiêu dùng.
- Trước khi Trân Thắng Tài được chúa Nguyễn đưa đến cù lao
Phố, đã có người Việt từ miền Trung đến ở núi Dinh (Mồ Xoài)
vùng Bà Rịa từ năm 1658 và vùng Long Thành. Nhờ vậy, khi Trần
Thắng Tài đến cù lao Phố đã có dân Việt, dĩ nhiên người dân tộc
cũng tới lui trao đổi hàng hóa.
Trân Thắng Tài đến với quân sĩ và gia quyến, nhưng quân sĩ
này vẫn tiếp tục cầm vũ khí theo đuổi binh nghiệp. Số thưong gia
lại đến sau, với vốn liếng để lập chợ.
Kiểu mua bán ở cù lao Phố là dạng xuất nhập khẩu, với kho
hàng dự trữ hàng hóa nhập vào và dự trữ hàng hóa thâu mua, với
nhiều chân rế t. Nên gọi đó là những “tư sản mại bản” chăng? Toàn
là dịch vụ, phi sản xuất. Mức hưng thịnh của cù lao Phố phải chăng
đạt đỉnh cao vào năm 1767, tức là 70 năm sau khi cảng này phát
triển.
Bằng cớ là năm 1747 có bọn thưong khách người Phước Kiến
với lãnh tụ là Lý Văn Quang tự xưng là Giản Phố đại vưong cùng
với 300 quân mưu toan đảo chánh, chiếm lấy dinh Trấn Biên, tức là
toan nắm quyền ở khu vực Biên Hòa rộng lớn. Từ cù lao, chúng
vượt chiếc cầu ván bắt qua rạch Cát, rốt cuộc âm mưu thất bại. Giản
Phố tức là Giản Phố Trại (âm lại mấy tiếng Campuchia, vì viết chữ
Đông và chữ Giản hơi giống nhau, nên lắm nơi đọc là Đông Phố
hóa ra vô nghĩa).
- Lâm sản, ngà voi, sừng tê giác, lộc nhung không thể tái sinh
nhanh chóng, vì vậy cạn kiệt. Cù lao Phố suy thoái vì thiếu hàng
119