Page 110 - nam bo xua va nay
P. 110
hóa đưa ra ngoài (cũng là trường họp cảng Hà Tiên thời Mạc Cửu).
Bấy giờ, nhằm lúc Tây Son khởi binh, thương gia thấy không có lý
do để bám cù lao Phố, họ thấy nên dời xuống Sài Gòn-Chợ Lớn để
đón nhận nguồn lúa gạo dồi dào của đồng bằng sông Cửu Long bắt
đầu dư để xuất cảng; dịch vụ lúa gạo xem ra bền vững hơn. Quân
Tây Sơn sẵn cơ hội ấy đốt phá chợ phố của cù lao.
Đại Nam nhất thống chí ghi rõ quân Tây Sơn đến “dỡ lấy hết
nhà cửa, gạch đá của cải chở về Quy Nhon, từ đời Gia Long trung
hưng tuy người ta có trở về, nhưng trăm phần chưa được một”.
Chi tiết “nhà cửa gạch đá ” bị cướp đi rất quan trọng. Theo kỹ
thuật đi ghe buồm, ghe phải chở nặng thì chạy mới vững. Chuyên
qua cù lao Phố, ghe chở thêm đá và gỗ mỹ thuật, khá nặng rồi ráp
lại, đã chạm trỗ để xây cất chùa miếu, nhà cửa cho nhanh.
Người Pháp đến khi cù lao Phố đã trở thành xóm làng bình
thường, không còn dấu ấn gì về thòi oanh liệt đã qua. Nay chọn cù
lao là địa bàn của xã Hiệp Hòa, trong thành phố Biên Hòa. Con số
đình chùa khá nhiều, của làng xưa nay đă trở thành ấp, chứng tỏ
thời nhà Nguyễn ở đây có hơn 10 làng xã với đình làng. Người xưa
còn đâu? Đọc Lược sứ cù lao Phố do nhà xuất bản Đồng Nai ấn
hành 1994, thấy ghi các dòng họ Nguyễn, Lê, Trương, Huỳnh là
những dòng họ lớn đến sinh cơ lập nghiệp từ lâu đời, chiếm tỷ lệ
cao trong xã; còn ngôi mả ngói rất xưa mà họ Nguyễn nhận của
dòng họ mình. Và theo luận văn của Tôn Thị Điệp về cù lao Phố thì
các dòng họ trên xuất hiện gần 300 năm nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ
nhỏ. Lại còn ông Bì Văn Lâu cho biết họ Bì gốc Tàu, lại còn họ
Tống Đình, gốc Tàu.
Nguyễn Hữu Cảnh đến cù lao Phố ngay lúc cù lao với cảng
đang hung thịnh, nhưng bấy giờ căn cứ và cơ cấu quân sự của ta đặt
120