Page 108 - nam bo xua va nay
P. 108
Như vậy ta thấy những gì Trịnh Hoài Đức ghi chép về cù lao
Phố là tư liệu đáng tin cậy nhất, ngoài ra tôi chưa gặp tư liệu nào
tương đối cụ thể hơn. Họ Trịnh ghi lại: “Nông Nại đại phố, lúc đầu
khai thác do “Trần Thượng Xuyên, tức Trần Thắng Tài chiêu tập
người buôn nướcTàu đến kiến thiết phố xá mái ngói tường vôi, lầu
cao, quán rộng, dọc theo bờ sông liên lạc dài 5 dặm, chia và vạch
làm 3 đường phố, đường phố lớn lót đá trắng, đường phố ngang lót
đá ong, đường phố nhỏ lót gạch xanh, đường rộng bằng phẳng, kẻ
buôn tụ tập, ghe thuyền lớn ở biển và ở sông đến đậu, có những xà-
lan (người dịch lại, hiểu là kiểu bè chở hàng hóa), ấy là một chỗ đại
đô hội, nhũng nhà buôn bán to duy ở đây là nhiều hơn”
(Đoạn trích dẫn trên đây là ở mục “Thành tri chí”).
Trong Gia Định thành thông chí, ở mục “Sơn xuyên chí”, lại
ghi về gành đá trên sông, nay còn thấy:
- Phía bắc gành đá có vực sâu làm chỗ cho tàu biển các nước
đến đậu. Xưa nay, thuyền buôn đến đây hạ neo xong thì lên bờ thuế
phố ở, rồi đến nhà chủ mua hàng, lại đấy kê khai những hàng hóa
trong thuyền và khuân cất lên, thương lượng giá cả. Chủ mua định
giá mua bao tất cả hàng hóa tốt xấu, không bỏ sót lại thứ gì. Đến
ngày trương buồm trở về gọi là hồi Đường (trở về Trung Hoa)
Đọc rải rác những tư liệu trong Gia Định thành thông chí, ta
có thể tạm đúc kết:
- Cù lao Phố trở thành một cảng quan trọng đầu tiên của Nam bộ,
đón nhận thương thuyền nước ngoài, hưng thịnh suốt khoảng 90 năm từ
khi Trần Thắng Tài đến với quân đội, suy thoái từ khoảng 1775, túc là
khoảng sau 90 năm, để nhường cho Sài Gòn (sông Tân Bình).
Trịnh Hoài Đức mô tả vị trí khá cụ thể, dài 5 dặm, hơn 2km,
118