Page 119 - nam bo xua va nay
P. 119
làng xã ở đây gắn liền với việc điều quân trấn giữ cửa biển, chống
bọn hải tặc xâm nhập và trú ngụ, cướp bóc thương thuyền ra vào
cửa Cần Giờ thời vua Gia Long (1802-1820). Trước đó, Vũng Tàu
được biết đến qua những ghi chép ít ỏi của người nước ngoài.
Sớm nhất có lẽ là ghi chép của Châu Đạt Quan, sứ thần nhà
Nguyên (Chân Lạp phong thố ký) khi ông đi qua vùng biển này để
đến Chân Lạp vào cuối thế kỷ XIII. Tiếp đó là những ghi chép của
người Bồ Đào Nha. Sau nhũng cuộc phát kiến lốn về địa lý, người
Bồ đã mở rộng giao lưu buôn bán với vùng Viễn Đông. Dựa vào
đặc điểm địa hình, họ đã đặt cho Vũng Tàu một cái tên đầy ý nghĩa
là Cinco chagas Verdareiras (được hiểu là Năm vết thương của
Chúa Cứu thế) trên bản đồ hàng hải của mình để ghi nhớ một địa
điểm đáng dùng chân trên đường viễn dương. Trong con mắt của
người Bồ Đào Nha thời ấy, Vũng Tàu là một vị trí quan trọng.
Chính điều này đa đưa đến ý định của Nguyễn Ánh khi ồng hứa sê
nhượng Vũng Tàu cho người Bồ Đào Nha nếu họ giúp ông đánh bại
quân Tây Sơn vào năm 1786.
Trong cuốn hải trình nổi tiếng Biển Phưcmg Đông (La Nep
tune Orientale) thì Vũng Tàu có tên là Cap Saint Jacques (mũi Saint
Jacques). Một số người giải thích rằng đó là cách đọc của thủy thủ
người Âu từ Cinco chagas Verdareiras thành Silkel Chagas và cuối
cùng là Siant Jacques? Hoặc Saint Jacques cũng là tên một vị thánh
của người Bồ Đào Nha. Trong sử sách nhà Nguyễn, Vũng Tàu được
ghi là Thuyền Ảo. Tất cả nhũng tên gọi trên đây đều biểu hiện ít
nhiều đặc điểm địa lý tự nhiên và vị trí của Vũng Tàu trong môt
giao lưu buôn bán ở nhũng thế kỷ trước...
TIỀN CẢNG VŨNG TÀU:
Sau khi thất bại ở Đà Năng (1858), thực dân Pháp chuyển
130