Page 121 - nam bo xua va nay
P. 121
Tau là một con đê dài on 400m, chân đê rộng J5m, mặt đê rộng 4iìi,
được kè đá và đổ bê tông, chạy dài dài từ mũi phía bắc núi Nhỏ ra
cửa biến, ôm lấy bãi Trước (khỉ ấy gọi là vịnh Hàng Dừa)”.
Đê cảng Vũng Tàu được kỹ sư người Pháp thiết kế, thị trưởng
Vũng Tàu lúc ấy là Ernest Outrey phê duyệt thi công và điều hành.
Tài liệu cho biết, người Pháp đã chi 45.000 quan vào đê cảng này,
ngân sách lấy từ việc khai thác thuộc địa. Nhân công thực hiện công
trình này phần lớn là những người tù khổ sai. Họ vốn là những
người yêu nước chống Pháp bị đày ải ở nhiều nhà lao khổ sai được
đưa về đây để cưỡng bức khổ sai như những nô lệ thời Trung cổ.
Thực dân Pháp đã huy động hon 1.000 tù nhân khuân đá, kè đê cảng
dưới biển suốt ngày trong hcrn một năm trời (Rapports au Conseil
Colonial, Saigon Imprimerie Coloniale, 1895; 1900).
Sau khi đê cảng làm xong, người Pháp mới nhận ra sai lầm
trong thiết kế và thi công mà người chịu trách nhiệm cao nhất là thị
trưởng E.Outrey. Một số tài liệu cho biết, đê cảng chạy dài theo
hướng đối diện và ngược lại với các dòng sông đổ vào vịnh Gành
Rái. Mặt khác do tác động của dòng hải lưu (dân địa phưong gọi là
giáp nước) nên đê cảng đã trở thành con đập chắn làm nơi hội tụ và
lắng đọng cửa phù sa. Cầu tàu tiền cảng (sau gọi là Cầu Đá) của
người Phảp bị vô hiệu hóa trước khi cơn bão Giáp Thìn (1904) ập
đến phá hoại hoàn toàn. Sau đó người Pháp không tu sửa lại nữa vì
nhận thấy khuyết điểm cũng như những hạn chế của biển cảng này.
Dấu tích đê tiền cảng của người Pháp ngày nay chỉ còn lại là
một đê đá bê tông chạy dài dọc bãi Trước mà ngư dân Vũng Tàu gọi
là cầu Đá. Tiền cảng được xây và sử dụng chưa được 7 năm thì hư
hại do tính toán sai lầm của các kỹ sư và quan chức Pháp. Chưa thấy
tài liệu nào cho biết số lượng hàng hóa bốc xếp, vận chuyển và lợi