Page 124 - nam bo xua va nay
P. 124
Tây, sông Tiền, sông Hậu v.v... Ngày 20-7-1885 sau 4 năm xây
dựng, chiếc đâu máy mang tên kỹ sư Le Myre De Vilers mới bắt
đầu lăn bánh từ ga Hòa Hung về Mỹ Tho. Tuy vậy, đường ray vẫn
chưa thông suốt, phải dừng lại chuyển tải bên này sông Vàm cỏ
Đông, để đến Mỹ Tho bằng một đầu máy khác. Cầu Bến Lức dài
550 m, Tân An dài 113m, cao 10m so với mặt nước lúc triều cường,
hoàn thành tháng 5/1886, đã cho phép con đường sắt đầu tiên của I
Nam bộ thông suốt từ Sài Gòn - Mỹ Tho dài 72 km với 4 giờ lăn 1
bánh. Ngày 20-5-1886, đoàn xe lửa với đầu máy Le Myre De Vilers
hụ còi vượt qua 2 cây cầu sắt, chạy ngang Bến Lức, Tân An, xinh
xịch ngừng bánh tại sân ga Mỹ Tho giữa hàng rừng cờ quạt, dân
chúng đổ ra đón mừng “cái sự kỳ diệu của nền văn minh Đại Pháp”.
KHI “VĂN MINH MIỆT VƯỜN” THỨC DẬY...
Hình ảnh quan khách “áo quần bảnh bao” trên toa xe lửa đầu
tiên xuyên Nam bộ hầu hết là những “ông Tây, bà Đầm” nói năng sí
sa, sí sồ. Ông Tây thì đâu đội nón cối trắng, hoặc vàng đất kiểu
thuộc địa, diện nguyên bộ kaki trắng hoặc áo veste đuôi tôm giữa
trời nóng đổ lửa. Bà đầm thì váy xòe, mũ rơm đính hoa, tay che dù
kiểu thế kỷ 18, tươi mát và rực rỡ khác hẳn với đám dân miệt vườn
lam lũ đông như kiến cỏ hai bên đường tàu. Không mấy ai nhớ được
giá vé cao... cắt cổ hồi đó, nhưng các nhà “hào phú” miệt vườn cũng
thi nhau bán vài giạ lúa để làm một chuyến... viễn du bằng xe lửa
cho biết, để có dịp thăm Sài Gòn hoa lệ về kể chuyện “bù khú”
trong những dịp chén thù chén tạc bên mâm rượu với bà con chòm
xóm. Người ta đồn rằng “Hắc và Bạch công tử là mội trong những
vị khách thuỲmg xuyên ” của tuyến đường sắt này. Nhà bác học Trương
Vĩnh Ký cũng thường xuyên mua vé khi về Bến Tre, lên Sài Gòn
dạy học tại ngôi trường mang tên ống - Pétrus Ký (tức Lê Hồng
136