Page 120 - nam bo xua va nay
P. 120
hướng xâm lược Nam bộ. Ngày mồng bảy tháng Giêng năm Kỷ
Mùi (9-2-1859) thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Vũng Tàu. 12
chiến hạm chạy bằng máy hơi nước do đô đốc Rigautl de Genouilly
chỉ huy đã dàn trận tại vịnh Hàng Dừa (Bãi trước - Vũng Tàu).Pháo
đài Phước Thắng của nhà Nguyễn (dặt tại vị trí của Bạch Dinh ngày
nay) với những người lính thú rất can trường dừ không ngăn cản
được bước tiến của đoàn chiến hạm thực dân trang bị hiện đại gấp
nhiều lần nhưng đã kìm chân chúng gần hai ngày trên đường tiến
vào xâm lược đất Gia Định, nêu tấm gương kiên cường từ ngày đầu
chống Pháp cho nhân dân các tỉnh Nam bộ.
Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam bộ (1862), thực
dân Pháp biến Vũng Tàu thành căn cứ quân sự và hậu cứ cho công
cuộc viễn chinh thuộc địa. Năm 1870, thực dân Pháp xây dựng hải
đăng đầu tiên ở Vũng Tàu, đồng thời tiếp tục xây dựng Vững Tàu
thành một phòng tuyến quân sự vững mạnh, có khả năng bảo vệ an
toàn cho cửa ngõ Nam kỳ, nơi chúng đang ráo riết thực hiện công
cuộc khai thác thuộc địa. 23 cỗ pháo lớn, cỡ đạn từ 140 đến 300mm
được bố trí thành ba trận địa trên các điểm cao của núi Lớn, núi Nhỏ
vẫn còn tồn tại đến ngày nay chứng tỏ Vũng Tàu trong con mắt
người Pháp là một vị trí xung yếu chiến lược...
Năm 1890, các quan cai trị người Pháp ở Nam kỳ nói chung
và Vũng Tàu nói riêng đã đưa ra dự án xây dựng một tiền cảng ở
Vũng Tàu nhằm phục vụ cho mục đích quân sự, làm nơi neo đậu,
tránh gió cho tàu chiến hoạt động trên vùng biển này, đồng thời
phục vụ việc bốc dỡ khí tài, hàng hóa cho thành phố nghỉ mát và
các căn cứ quân sự ở Vũng Tàu. Vì lý do ngân sách, mãi đến hơn
nâm năm sau, dự án trên mới được thực hiện vào năm 1896. Tài liệu
cùa người Pháp còn được lưu trữ đến nay cho biết: “ Tiền cảng Vũng
131