Page 137 - nam bo xua va nay
P. 137

1802 để tỏ niềm riêng nơi đất khách - tuy rằng đây  là viên tổ - nơi
                        ông đang nhận một trọng trách của triều đình giao cho ông.

                              Với những bài thơ Nôm này (chùm thơ Nôm đi sứ), tác giả đã
                        nói  lên được tâm sự và chí hướng cùng hoài  bão  mình đối  với Tổ
                        quốc. Ớ đây xin đơn cử một trong  18 bài thơ trên:

                                    “Nước nhà xưa có phụ chi ai?
                                    Nhắn với hao nhiêu kẻ cõi ngoài.
                                    Gắng sức dời non khoan nói tướng,
                                    Trải lòng nâng vạc mới rằng trai,
                                    Nắng sương chưa đội trcri chung một,
                                    Sông núi đừng cho đất rẽ hai.
                                    Giúp cuộc Võ Thang ra sức đánh,
                                    Người coi để tiếng nhắc lâu dài ”.
                                  (Bài XI, trích lại trong Quốc  âm thi hiệp tuyển, Lê Quang
                             Chiểu, Pièce en deux volumes, Sài Gòn, Claude et Compagnie
                                                                           édition,  1903).

                              Ngoài ra trong Cấn Trai hối thực trung biên, Trịnh Hoài Đức
                        còn ghi lại rất nhiều thơ chữ Hán của ông về vịnh vật, tả cảnh, ngôn
                        chí... mà loại thơ này của ông đều hàm chứa một nội dung sâu sắc
                        chứng tỏ ông là ngưỡi có rất nhiều kinh nghiệm về sử, địa, nhân tình
                        thế thái... trong và ngoài nước, ví như:

                                    “Đào châu quán trục Ngũ hồ du,
                                    Thiên lý giao thừa Phạm Lãi du ”

                              Nghĩa là:

                                   Nghìn dặm từng rong thuyền Phạm Lãi,
                                   Đào Châu choi nhỡn suốt năm hồ.




                        150
   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142