Page 138 - nam bo xua va nay
P. 138

Đào Châu là hiệu của Phạm Lãi. Phạm Lãi sau khi giúp Việt
  Câu Tiễn thành công trong việc giữ nước,  khi công thành thì  thân
  thối (thoái). Tâm sự ấy của Phạm Lãi phải chăng là nỗi niềm Trịnh
  Hoài Đức?

       Bên cạnh đó Trịnh Hoài Đức có nhiều thơ chữ Hán tặng các
  bạn như các bài  Khách  Cao Miên quốc ký hoài Diệp Minh Phụng
  Kỳ Sơn với các câu:  “Cốquốc âm thư vạn lý tình ” (Nước cũ tin âm
  mấy dặm  trình)  và  câu  kết:  “Liên  nhân  khởi phục giá  cô  minh ”
  (Giá cô kêu gọi, gợi thâm tình) phải chăng ông nhớ về cố quốc Việt
  Nam lúc đang ở nước bạn “Cao Miên”. Nước cũ vừa hàm ý cố quốc
  mà cũng là nơi chôn nhau cắt rốn bản thân mình. Cho nên dù phải
  xa nước Việt, xa đất Gia Định, nhưng hình ảnh đất nước, con người
  Việt Nam vẫn canh cánh bên lòng:

             Chế Lăng sơn thúy nhiễu yên  chướng
             Gia Định hương quan nhập mộng hồn.

       Dịch thơ:

             Non nước Chế Lăng đầy chướng khí
             Xóm làng Gia Định mộng hồn trông.
       Thơ văn Trịnh Hoài Đức khá nhiều, không những về lượng mà
  chất của các tác phẩm ông mới là phần đóng góp lớn cho kho tàng văn
  hóa Việt Nam hồi thế kỷ XIX. Gia Định thành thông chí có lẽ là tác
  phẩm tầm cỡ có giá trị lớn đối với toàn bộ văn học Việt Nam mà các
  nhà trong Gia Định tam gia (gồm ông (THĐ), Ngô Nhơn Tịnh, Lê
  Quang  Định),  và nhóm  Sơn  Hội  (gồm  3  vị  trên  và các  ông  Diệp
  Minh Phụng, Hoàng Ngọc uẩn...) quả thật  lớn  lao.  Phần đóng góp
  của họ đối với văn hóa Việt Nam rất phong phú và cho đến mãi hôm
  nay tác phẩm của họ - trong đó có tác phẩm Trịnh Hoài Đúc - vẫn còn
  là những bài học đối với chúng ta trong việc “ôn cố”.

                                                              151
   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143