Page 144 - nam bo xua va nay
P. 144
Trung, Bắc vào Nam. Nam kỳ được chinh phục không phải bằtiỊỉ
thanh gươm vó ngựa mỗi ngày đi hàng chục dặm mà bằng lưỡi cày
đôi trâu đi từng bước một.
Gốc gác người nông dân lục tỉnh chủ yếu có ba nguồn:
Thứ nhất là những người dân Trung, Bắc bần cùng, lưu tán
hay muốn tránh cuộc phân tranh đẫm máu kéo dài giữa chúa Trịnli
và chúa Nguyễn, từ đầu thế kỷ XVII đã lần lượt theo gió mùa vào
vùng Đồng Nai - Cửu Long để kiếm sống và an thân. Họ là những
toán tiên phong vũ trang bằng óc phiêu lưu mạo hiểm, bằng cán
búa, lưỡi cày, tấm lưới.
Thứ nhì là những người (số ít) có tiền của, có quyền thế chiếu
mộ dân nghèo (số đông) ở miền Trung đi vào Nam khẩn đất theo
chính sách dinh điền của nhà Nguyễn.
Thứ ba, là những lính tráng cùng với nhiều tội đồ được triều
đình sai phái, bắt buộc vào Nam lập đồn điền, vừa bảo vệ biên cương,
giữ trị an vừa mở ruộng lập vườn xung quanh cứ điểm quân sự.
Những ai mộ dân khẩn đất thì trở thành địa chủ lớn, còn phần
nhiều dân được mộ đi thì trở thành tá điền, người làm thuê, ở đợ.
Quan hệ chủ tớ là quan hệ bóc lột. Tuy vậy, ở một miền có rất nhiều
đất canh tác mà cư dân lại rất thưa thớt, thì thường nhất là chủ ruộng
cần dân cày hơn là dân cày cần chủ ruộng. Cho nên địa chủ đâu dề
tha hồ lấy tô quá cao, đâu dễ thẳng tay hà khắc với người làm thuê
ở đợ. Công điền lục tỉnh ít hơn nhiều so với công điền Trung, Bắc,
nhưng ở lục tỉnh mỗi ai có sức lao động và quyết chí tự lập đều có
thể bằng tay mình khai phá mấy dây ruộng, lên một miếng vườn,
đào đìa, giăng câu, thả đó ở bất cứ một bưng biền bờ rạch ngọn sông
nào để khỏi vào luồn ra cuối. Câu nói: “Nhất canh trì, nhì canh viên.
160
*