Page 146 - nam bo xua va nay
P. 146

Mạnh; nhung giữa họ với nhau, tình huynh đệ giang hồ nghĩa hiệp
                      là một thực tế lắm khi cao cả, chớ có khinh thường. Người dân đồng
                      bằng sông Cửu Long - Đồng Nai  vốn chân thật, trung tín, cởi mở,
                      bộc  trực,  tình  cảm  (lắm khi  có  tính  chất  nguyên  thủy),  xử sự với
                      người ngay một cách không suy tính thiệt hon. Họ cũng đòi hỏi kẻ
                      khác phải như vậy đối với họ.
                             Ngay từ thuở ấy của thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XIX kinh
                      tế nông thôn lục tỉnh không hẳn là kinh tế tự túc từng vùng. Ớ đây
                      lúa gạo thì  nhiều, thủ công lại rất ít. Người ta sống không phải chỉ
                      có ăn, còn cần nhiều thứ khác, nên phải mua bán lúa mà mua hàng
                      nhu yếu từ xa, từ rất xa. Ghe thuyền lục tỉnh lên Sài Gòn - Chợ Lớn
                      từ Sài Gòn - Chợ Lớn tàu bè ra Trung, Bắc, xuống Nam Dưcmg, lên
                      Bắc Hải. Rồi ngược lại. Trên mức độ bắt đầu nhưng đáng kể, có sản
                      xuất hàng hóa ở lục tỉnh rồi, bài  phú  Cổ Gia Định phản ánh thực
                      trạng đó. Và trong thực trạng đó, tầm mắt con người không phải chỉ
                      bó hẹp ở xóm vắng làng xa.

                            Trong  các  miền  Đồng  Nai,  Cửu  Long  đặc  biệt trù  phú, khí
                      hậu dịu hòa làm ãn dễ, tiền của lưong thực như ở đầu bàn tay, dân
                      lại tràn đầy nghị  lực của kẻ khai phá đất mới muôn trùng, thì con
                      người  “dám  làm  ãn  lớn”,  con  người  “hào  hiệp”  là  điều  dễ  hiểu,
                      huống chi họ mang trong máu cái truyền thống “trọng nghĩa khinh
                      tài” mà không phải chờ đến ngày vào Đồng Nai - Cửu Long mới có.

                                                                   (Xưa & Nay  10/97)












                      162
   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151