Page 145 - nam bo xua va nay
P. 145

tam canh  điền”, chẳng  những  tổng  kết  sự làm  ăn,  mà còn chỉ  lối
  thoát cho nông dân: không ruộng thì  làm vườn, thiếu vườn thì đào
  đìa  nuôi  cá;  làm  vườn  hơn  làm  ruộng,  đào  đìa  nuôi  cá  hơn  làm
  vườn. Bề nào cũng có cách sống được.
         Những người  tự mình đem cha mẹ  vợ con  vào sinh cơ lập
  nghiệp thì trở thành trung nông với năm mười mẫu, ba bảy con trâu,
  là thường sự.

         Các đồn điền mở ra tới mức nào đó, tới lúc nào đó, rồi thì
  một phần thành công điền, phần lớn chia cho những ai có công khai
  phá dù là lính tráng hay tội đồ.
         Nhà cầm quyền kể cũng không ít vất vả mới giữ được trị an
  tưomg đối; đọc lời đáp của Nguyễn Văn Nhân với  Minh Mạng thì
  đủ rõ. Quá nhiều rừng rú bưng biền, đường bộ ít, sông ngòi chằng
  chịt, người bất tuân  luật pháp triều đình dễ đi lại  ẩn náu ngay  sát
  nách thành Gia Định, đừng nói đâu xa. Vả chăng, ông bà người dân
  lục tỉnh đã vào sinh sống ở đây, “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
  trước khi chúa Nguyễn đưa quan quân vào đặt bộ máy cai trị, còn
  cha anh  họ thì đã từng  ủng hộ  vua Tây  Sơn  Nguyễn Huệ bốn lần
  vào Nam đánh chúa Nguyễn đến không còn manh giáp. Họ tiếp nối
  tinh thần của cha ông thì có lạ gì ? Làng ấp của họ không tập trung
  như ở Trung, Bắc mà rải dài theo sông rạch, mỗi nhà là một vuông
  tre, sự ràng buộc giữa dân với quan, cả giữa dân với dân, cũng đều
  không  chặt chẽ.  Họ  nguyên  là  con  em  hoặc  chính  họ  là dân  “tứ
  chiếng” từ những tỉnh, phủ, xã khác nhau, chủ yếu từ những vùng
  đã nổi tiếng hay câi, hay co, vũ dũng có thừa, mạnh ai nấy vượt biển
  băng ngàn đến tập họp trên đồng bằng cực kỳ trù phú này, đem theo
  mình nhiều chất phiêu  lưu  mạo hiểm tự do  mà ít chất thuần phục
  quyền uy phong kiến, càng ít sự ràng buộc lễ giáo đạo đức Khổng


                                                              161
   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150