Page 150 - nam bo xua va nay
P. 150
Iần bốn thùng nước để tưới rẫy, mà lại tưới vào giữa trưa nắng, trái
với kỹ thuật làm rẫy của người Việt, người Khơ-me. Vậy mà mấy
tay “cắc chú” ấy tạo ra những địa danh như Rẫy Chệt, Trà Ban. Rồi
những rẫy khóm ở Chắc Băng, Cạnh Đền... Người Hoa còn đón?
vai trò khai sinh ra vườn nhãn Bạc Liêu, ruộng muối Bạc Liêu nổi
tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh.
Sở trường mạnh nhất của người Hoa là buôn bán. Tại Bạc
Liêu có khá nhiều chú Chệt từ thời trai trẻ cho đến tuổi trung niên
chỉ làm một nghề duy nhất là gánh ve chai lông vịt hoặc thuổc
nhuộm quần áo. Một ngày, họ bán từ sáng đến tối chỉ ăn 3 gà-mên
cháo loãng và một khúc cải xá bấu. Vậy mà, khi thời cơ đến, họ bò
ra hàng trăm cây vàng làm cho láng giềng phải giật mình. Thời co
của người Hoa tại Bạc Liêu là khi Pháp mở thương cảng Sài Gòn
để xuất khẩu gạo, họ đã năng động lập chành lúa, mua ghe chài đê
làm ăn theo cách cung cấp hàng hóa, nông cụ... cho người Việt
người Khơ-me rồi thu mua lại lúa gạo để vận chuyển đi Sài Gòn.
Người Hoa đã năng động đưa công nghệ mới, thiết lập những nhà
máy xay xát để phục vụ cho việc làm ăn của mình. Chính lúc đó
người Hoa đã nhen nhóm nền công nghiệp chế biến đầu tiên cho
Bạc Liêu.
Căn cứ vào vai trò thương mại giữa 3 tộc người ở Bạc Liêu thì
người Hoa bao giờ cũng chiếm ưu thế. Có từng lúc họ nắm vai trò
chủ đạo ở chợ Bạc Liêu. Vì sao người Hoa buôn bán giỏi? Chính
Nho giáo đã giúp cho người Hoa một yếu tố căn bản đó là chữ TÍN.
Điều này, khi đánh giá về sự phát triển của Châu Á mà cụ thể là
Nhật, các chuyên gia kinh tế của thế giới đã thừa nhận.
Vàn hóa của Trung Hoa cũng theo hành trang của lưu dã»
Hoa kiều mà vào đất Bạc Liêu. Đó là sắc thái văn hóa chịu ảnh
166