Page 158 - nam bo xua va nay
P. 158
Tây đánh thành Gia Định, Trương Định cùng quan quân triều
đình đánh trả. Thành Gia Định thất thủ. Trương Định rút về Gò
Công tổ chức kháng chiến. Triều đình cắt ba tỉnh miền Đông cho
Tây và lệnh cho ông bãi binh, ông chống lại và cùng nhân dân, các
võ quan, các sĩ phu tiếp tục đánh Tây. Trương Định được suy tôn
Bình tây Đại Nguyên Soái. Bà Trân Thị Sanh đồng chí hướng với
chồng. Bà lo rèn vũ khí, đúc súng, tích lũy lương thực và hậu cần
cho nghĩa quan. Lần thứ ba bà vươn lên trên số phận. Lân này vừa là
số phận của quê hương. Trương Định không sợ Tây, không tuân
phục lệnh đầu hàng của triều đình. Phẩm chất cao cả ấy làm cho
ông trở thành bất tử. Bà Trần Thị Sanh, người bạn đời của ông cũng
có đầy đủ phẩm chất ấy như ông. Giữ cho mình phẩm chất ấy bà
phải đương đầu với những nỗi niềm mà Trương Định không phải
trải qua. Bà là Quốc thích lại là người đàn bà một lần bất hạnh trong
tình duyên. Cùng Trương Định chống Tây - bà đứng trước nguy cơ
góa bụa. Sự thật bà đà trở thành vợ liệt sĩ lúc tuổi hây còn trẻ.
Sau khi Trương Định nằm xuống, người liệt nữ này càng chứng
tỏ phẩm chất anh hùng, bất khuất đảm đang, vươn cao lên trước bi
kịch của riêng mình và của đất nước. Lấy uy thế là Quốc thích và uy
thế vợ liệt sĩ Bình Tây, bà đem xác chồng về chôn, làm lăng mộ cho
ông nghiêm trang, đàng hoàng, xứng đáng với một người anh hùng.
Cảm động và đáng kính phục là trước lăng mộ bà làm bia đá với chữ
đề: Đại Nam - An Hà lãnh binh kiêm Bình Tây Đại tướng quân.
Bấy giờ Tây đã chiếm Gồ Công. Với hai chữ Đại Nam bà tự hào về
dàn tộc mình. Với những chữ Bình Tây Đại tướng quân, bà tự hào
vê ông và nói lên ý chí bất khuất của người nằm trong mộ và của
riêng bà. Qua những dòng chữ nêu trên ta nghĩ là đôi anh hùng và
dệt nữ ấy tri âm tri kỷ biết bao khi còn sống và lúc một người đã
nãm xuống. BàTrầnThị Sanh làm lăng mộ của Trương Định là cho
175