Page 162 - nam bo xua va nay
P. 162

Mùa đông năm Kỷ Mão (1819) sau  khi đã điều nghiên kỹ về
   địa hình, vua ban sắc dụ dạy quan Trấn thủ Vĩnh Thanh và Nguyễn
   Văn  Thoại  chỉ  huy  đào  kinh  Vĩnh Tế,  ăn  thông  từ Châu  Đốc  đến
   Giang Thành -  Hà Tiên, để ngoài  việc  tháo  lũ  rửa phèn cho  vùng
   “Châu Đốc tân cương”, còn nhằm tạo một thủy mạch trọng yếu có
   tính chiến lược trong việc trấn giữ miền biên  viễn.  Ngoài  Nguyễn
   Văn  Thoại,  các  ông  Chưởng  cơ  Nguyễn  Văn  Tuyên  và  Điều  bát
   Nguyễn  Văn  Tồn  cũng  được  lệnh  hợp  sức.  Năm  năm  trời  trông
   nom,  đốc  suất,  từ tháng  Chạp  năm  Mẹo  (1819)  đến  tháng  5  năm
   Thân (1824) công trình đào kinh bằng tay của trên 80.000 lượt người,
   dài 98.300 mét, mới hoàn thành trong điều kiện không ít “dân xâu”
   phải bỏ mạng vì hùm tha sấu bắt, sơn lam chướng khí, hoặc những
   rủi ro trong lao động ở một  nơi  núi  rừng  hiểm trở và cực kỳ gian
   nan, vất vả. Các nhân vật hữu công được tuyên dương, ban thưởng
   tiền bạc  và the  lụa.  Ông Nguyễn  Văn Tuyên  là một trong  những
   người ấy.
        Năm  1822  ông  được  giao  làm Trấn  thủ  Biên  Hòa,  rồi  Trấn
  thủ  Định  Tường.  Lại  được  giao  kiêm  chức  Khâm  sai  thuộc  nội
  Chưởng cơ song  song  với  chức  vụ Trấn  thủ  Định Tường.  Sau  đó
  được bổ nhiệm làm Trấn thủ Vĩnh Thanh (Vĩnh Long).
        Để tỏ rõ niềm ân hậu đặc biệt, năm Minh Mạng thứ 5 (1824),
  tháng 3, ngày mùng 9 vua sắc phong cho thân mẫu ông là bà Võ Thị
  Đức mỹ hiệu Thục nhân. Đến năm  1828 lại truy tặng thân phụ ông
  là Anh dũng tướng  quân  Phan  Văn  Hậu  (đã mất  năm  1822) chức
  Khinh xa đô úy, thần sách vệ úy Nguyên hầu. (Sắc chỉ Minh Mạng
  năm thứ 9, tháng 6 ngày 25).

       Cũng trong khoảng thời gian này, Khâm sai Thống chế Nguyễn
  Văn  Tuyên  được  cử cai  quản  Biền  binh  Gia  Định  thành.  Khi  Tả



                                                              179
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167